Bettina Maidment, một người nội trợ đã quyết định không dọn dẹp căn bếp của gia đình mình kể từ đầu tháng 11. 8 tháng trước đó, cô cũng đã thử thực hiện điều này trong gia đình mình. Bettina Maidment khẳng định rằng: “Bạn có thể giảm thiểu một lượng rác lớn được sử dụng hàng ngày trong gia đình, bằng việc tái chế rác thải và sử dụng tiết kiệm nguồn thức ăn mỗi ngày.” Cô cũng chia sẻ thêm: “ Tôi có hai đứa con, chúng hoàn toàn không có cảm tình đối vợi nhựa và tôi luôn ủng hộ hết mình vì điều đó.”
Maidment, 38 tuổi, là người mạnh dạn đề ra chiến dịch “Một Hackney (thuộc London) không có nhựa”. Mục đích của chiến dịch này nhằm hạn chế và loại bỏ nhu cầu của người dân ở phía đông London đối với việc sử dụng nhựa một lần. Mọi người tham gia sáng lập và thực hiện chiến dịch này đều phải nghiêm túc cam kết về một cuộc sống không rác thải trong gia đình mình trong năm nay. Điều đơn giản đầu tiên mà chúng ta có thể dễ dàng làm được đó là thay đổi thói quen sử dụng sữa uống bằng các hộp sữa. Những người đi giao sữa sẽ giúp chúng ta thay đổi thói quen không tốt này một cách dễ dàng hơn.
Tiếp đó là thay đổi thói quen sử dụng bàn chải đánh răng bằng tre thay cho bàn chải đánh răng bằng nhựa. Chúng ta có thể thay thế các siêu thị, các trung tâm mua sắm bằng các nhà kính trồng cây và rau xanh cũng như hoàn toàn có thể tự làm chất khử mùi, chất tẩy rửa, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và bánh xà phòng tại nhà từ các nguyên lệu tự nhiên.Maidment nói, bên trong tủ lạnh nhà tôi có một kệ lọ thủy tinh và hộp đựng có thể tái sử dụng được nhiều lần, tôi có thể dự trữ đậu lăng, mì ống, cháo và những thứ tương tự khác mà tôi mua với số lượng lớn. Tôi hoàn toàn có thể lưu trữ chúng trong các chai thủy tinh hay bằng những chiếc túi vải.
Tại thời điểm này, doanh thu của hầu hết các cửa hàng đều giảm mạnh. Tuy nhiên, trái với sự thiếu hụt của các cửa hàng, các gia đình có lẽ vẫn có đầy đủ những thứ cần thiết trong ngôi nhà của họ.
Maidment nói, mục tiêu của cô là muốn 2 đứa con trai ba tuổi và sáu tuổi của mình hiểu rõ những nguyên tắc, quy luật của cuộc sống để có thể sống hạnh phúc.
Không riêng gì Maidment,khi tất cả mọi người đều cảm thấy bức xúc và giận dữ trước ảnh hưởng của đồ nhựa dùng một lần đến môi trường và cuộc sống, tất cả đều cố gắng không sử dụng nhựa trong cuộc sống hằng ngày. Và họ coi đó là khẩu hiệu, là việc làm quan trọng không thể bỏ qua.Julian Kirby, nhà tiên phong trong lĩnh vực giải quyết vấn đề nhựa tạisự kiện “Người bạn đồng hành cùng Trái Đất” cho biết: cómột bước tiến lớnmới về cách giảm thiểu nhu cầu sử dụng nhựa.Theo kinh nghiệm của tôi, chưa bao giờ số lượng người dân quan tâm tới vấn đề môi trường lại lớn đến như vậy.Đây là một hiện tượng.
Maidment thừa nhận rằng, cô dần bị ám ảnh bởi lượng nhựa và rác thải trên đường phố mỗi lần đi qua.Tuy nhiên điều đó đang dần thay đổi khi mọi thứ đều có thể tái chế và tái sử dụng.Lúc đầu, Maidment không định nói cho chồng mình, một kỹ sư thiết kế các dự án phát triển bền vững, về dự án giảm thiểu và tẩy chay sử dụng đồ nhựa và túi nilong của mình.
“Mối quan tâm của tôi về vấn đề rác thải nhựa bắt đầu từ việc tôi thấy cách mọi người đang sử dụng nhựa và tôi dần ý thức về việc gia đình mình cần thiết giảm thiểu nhu cầu sử dụng nhựa, túi nilong".
Cô mở một tài khoản Instagramđể ghi lại quá trình từng bước cắt giảm nhựa và túi nilong trong cuộc sống gia đình.Lúc đầu, đây là một bí mật rất lớn của gia đình tôi vì tôi nghĩ mọi người sẽ nghĩ tôi bị điên. Nhưng tôi không thể chấp nhận được việc rất nhiều thứ chúng ta tạo ra và mua bán chỉ để vứt đi. Điều đó thực sự điên rồ.
Đối với Kiran Harrison, 43 tuổi, một nhà trị liệu, mát xa ở Worthing, West Sussex cho biết, động lực để cô không cho phép nhựa xuất hiện trong gia đình mình là vì sự chào đời của đứa con trai. Cô đến thăm trung tâm tã vải tại địa phương - nơi cha mẹ có thể cho mượn và tái sử dụng tã lót của em bé và dần dần thay đổi hẳn việc sử dụng các loại bỉm cho con.“Bỉm là tội phạm hàng đầu gây ô nhiễm môi trường trong khi các loại tã vải thì dễ dàng sử dụng hơn nhiều so tưởng tượng của mọi người.” Harrison nói.
Harrison chia sẻ rằng mình luôn sống có ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là sau khi suy nghĩ về sự lãng phí của bao bì thực phẩm được sử dụng tại các chợ và siêu thị. “Đối với tôi, vấn đề quan trọng nhất là sự ổn định và phát triển bền vững của môi trường. Tôi rất quan tâm đến thế giới tương lai, nơi con trai và cháu gái của tôi lớn lên, nhưng điều quan trọng đối với tôi hơn cả đó là thái độ sống.
Giống như Maidment, Harrison tự làm kem dưỡng ẩm,kem đánh răng và chất khử mùi nhưng cô ấy không thể từ bỏ dầu gội của mình.“Tôi là người châu Á và tôi có một mái tóc dày. Tôi thực sự yêu mái tóc của mình!” “Điều đó có nghĩa là chỉ khi nào bạn thực sự thích thú, bạn mới có thể làm tốt điều mình muốn làm và ngược lại”. Sự hỗ trợ từ cộng đồng ở Sussex đã giúpmột cửa hàng thực phẩm không còn sử dụng chất thải bằng nhựa gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Harrison thừa nhận việc một số người hoài nghi về việc liệu mình có thể duy trì lối sống như vậy hay không, hay hoài nghi về tác dụng của việc ngừng sử dụng nhựa trong gia đình trong khi các công ty lớn sản xuất ra quá nhiều nhựa và các loại túi nilong khác. “Nhưng tôi không đồng ý với việc tiếp tục sử dụng các loại đồ nhựa và bao bì nilong khi chúng đang ngày càng hủy hoại môi trường sống của con người và động vật trên Trái đất". Harrison khuyên rằng, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải thực hiện chúng dần dần, từng chút một để nó thực sự trở thành một thói quen hằng ngày.Cố gắng làm mọi thứ cùng một lúc là quá sức.
Sự kiện “Người bạn đồng thành cùng Trái Đất” đã phát độngchiến dịch“Ngày thứ 6 không nhựa”vào hồi tháng hai vừa qua. Hơn 11.000 người đã cam kết tham gia chiến dịch trên thông qua sự kiện này và các trang web liên quan.
Tuần trước, Chính phủnước này đã đưa ra một cuộc thăm dò ý kiến về việc tăng gấp đôi phí túi nhựa, trong khi Damian Hinds, Thư ký Ngành Giáo dục, kêu gọi các trường học không sử dụng nhựa vào năm 2020. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc được công bố vào tháng 6, tỷ lệ chất thải nhựa chưa bao giờ được tái chế ở mức 90,5% - một con số lớn quá sức tưởng tượng. Đây có thể coi là một trong những thắng lợi to lớn trong năm 2018 của Hiệp hội Thống kê Hoàng gia.
Waleed Akhtar, một diễn viên đến từ London, nói: tất cả bàn chải đánh răng tôi từng sử dụng sẽ tồn tại trên trái đất này 400 năm sau khi tôi qua đời. Điều đó thật sự kinh khủng. Chỉ khi bạn bắt đầu ý thức được hậu quả khủng khiếp của chất thải nhựa đối với môi trường, bạn mới bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về văn hóa dùng đồ nhựa một lần của chúng ta và trở nên tỉnh táo hơn khi lựa chọn.
Akhtar sử dụng túi vải để mang theo bánh sandwich cùng một chai nước có thể tái sử dụng và dao kéo làm bằng tre, hộp đựng thức ăn và một chiếc túi có thể sử dụng nhiều lần ở mọi nơi đi đến.“Chúng tôi cần phải loại bỏ suy nghĩ rằng việc không sử dụng đồ nhựa không dành cho giới thượng lưu, người da trắng thuộc tầng lớp trung lưu”, Akhtar nói.“Tôi đã từng uống nước đóng chai mỗi ngày và chơi một trò chơi tên là Fracked trong một mẩu thoại ngắn của trò chơi này, nó cho tôi biết về tác động của chai nước đối với môi trường và tôi dần thay đổi thói quen từ đó.
Áp dụng một quy định không sử dụng – không có nhựa hoàn toàn là điều có thể. Mẹ tôi – một người phụ nữ đến từ nền văn hóa không lãng phí từng nói: có rất nhiều quyết định nhỏ có thể đưa ra mỗi ngày giúp giảm thiệt hại cho hành tinh của bạn".
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT:
Sử dụng một chai nước có thể tái sử dụng
Chai nhựa vẫn là loại nhựa dùng một lần phổ biến thứ hai gây ô nhiễm hành tinh - sau tàn thuốc lá.
Mang theo một chiếc cốc có thể tái sử dụng
Hầu hết các chuỗi cà phê đều giảm giá cho khách hàng mang theo cốc của mình vì 99,75% ly cà phê mang đi không được tái chế ở Anh.
Chuyển sang xà phòng rắn
Sữa tắm và nước rửa tay dạng lỏng có thể là một trong những nguồn chất thải nhựa gia dụng lớn nhất mà hầu hết mọi người không hề hay biết.
Nói không với dao kéo dùng một lần
EU có kế hoạch cấm dao kéo sử dụng một lần, đĩa, ống hút, nụ bông, máy khuấy đồ uống và gậy bóng bay vào năm 2021.
Chải bằng tre
Từ lược chải tóc đến bàn chải đánh răng nên chuyển sang các tùy chọn phân hủy sinh học.
Thiên Lam (Nguồn: The Guardian)