Aa

Giải pháp số cho doanh nghiệp chạy đua nước rút

Thứ Năm, 26/11/2020 - 10:30

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế 9 tháng đầu năm nay đạt 5,12%, thấp hơn nhiều so với mức 8,51% của cùng kỳ năm ngoái.

Đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, phản ánh bức tranh về mức độ nguồn vốn đi vào thị trường trong bối cảnh tác động mạnh bởi dịch Covid-19.

Trạng thái “bình thường mới” với doanh nghiệp

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong 9 tháng đầu năm 2020, có 38.900 doanh nghiệp tạm dừng có thời hạn, tăng 81,8% so với cùng kỳ, và có đến 12.100 doanh nghiệp giải thể. Tuy nhiên, số liệu cũng có dấu hiệu tích cực, khi có 34.600 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, 98.955 doanh nghiệp thành lập mới. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát, cả xã hội cũng như các doanh nghiệp áp dụng “trạng thái bình thường mới” để tăng cường kế hoạch hoạt động và vực dậy sản xuất kinh doanh, nhằm chạy đua nước rút giai đoạn cuối năm.

Chị Nguyễn Thu Hương - Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - cho hay: “Chúng tôi phải thực sự tăng tốc cho 3 tháng cuối năm để bù đắp những tháng tắc nghẽn do dịch. Ngoài nguồn vốn lưu động để dự trữ cho nhu cầu tăng cao vào giai đoạn cuối năm và dịp Tết nguyên đán, chúng tôi phải chuyển đổi với các giải pháp quản lý tài chính thật hiệu quả để giảm chi phí vận hành một cách tốt nhất mới có thể hy vọng gia tăng lợi nhuận”.

Theo khảo sát Tình hình Doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hồi tháng 4, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020 đã có 85% doanh nghiệp nằm trong nhóm được khảo sát rơi vào tình trạng bị thu hẹp thị trường vì dịch bệnh; 60% doanh nghiệp thiếu vốn, đứt dòng tiền; 40% doanh nghiệp thiếu nguồn cung nguyên liệu… Những dữ liệu trên cho thấy rất nhiều doanh nghiệp đang cố gắng xoay xở với khó khăn để có thể ổn định sản xuất kinh doanh trong bối cảnh phức tạp của Covid-19.

Doanh nghiệp của chị Hương chỉ là một trong số rất nhiều doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh đang thích nghi dần với trạng thái bình thường mới và “tăng tốc” từng ngày để hoàn thành một cách tốt nhất những kế hoạch kinh doanh còn dang dở. Bài toán đặt ra cho doanh nghiệp không chỉ là vốn để xoay vòng, để giữ thanh khoản mà còn tăng cường các biện pháp để hoạt động hiệu quả nhất.

Vốn phải đi liền với giải pháp đồng bộ

Với những thách thức lớn từ Covid-19, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ chính sách từ các cơ quan nhà nước và sự “đồng cam cộng khổ” của các ngân hàng để vượt qua cơn “bĩ cực”. Nắm bắt được nhu cầu tín dụng từ doanh nghiệp, nguồn vốn của các ngân hàng từ quý II/2020 cũng đã được “bật đèn xanh” để sẵn sàng hỗ trợ cho doanh nghiệp, song hành cùng gói 300.000 tỷ của Chính phủ đang được triển khai. Nhưng ngoài việc chờ được “bắt mạch” để “bốc thuốc”, thì điều doanh nghiệp cần hơn hết chính là những giải pháp chủ động, đồng bộ từ ngân hàng để phục hồi sức khỏe kinh doanh trong quý IV/2020.

Với sự am hiểu khách hàng sâu sắc, Techcombank đã lập tức giảm thiểu thủ tục để doanh nghiệp có thể hoàn thành quy trình vay “siêu tốc” trong 2 ngày. Đây được cho là bước tiến lớn của nhà băng này để đồng hành cùng khách hàng thân thiết của mình đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh về đích giai đoạn cuối năm.

Không dừng lại ở đó, ngân hàng đã triển khai gói giải pháp BusinessOne trên nền tảng ngân hàng điện tử từ tháng 7 vừa qua, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí với nhiều ưu điểm vượt trội, như: miễn phí 100% phí chuyển khoản liên ngân hàng, giảm 50% phí chuyển khoản quốc tế, ưu đãi hơn lãi suất tiền gửi và tỷ giá ngoại tệ, hoàn tiền lên tới 2 triệu đồng/tháng với thẻ Visa Debit dành cho doanh nghiệp. 

Với BusinessOne, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện hầu hết các giao dịch trực tuyến, kể cả những giao dịch cần nộp nhiều hồ sơ chứng từ như chuyển khoản quốc tế, mua bán ngoại tệ. Sắp tới, ngân hàng sẽ tiếp tục nâng cấp nền tảng ngân hàng điện tử và cập nhật thêm nhiều tính năng mới như chuyển tiền nhanh 24/7, chuyển tiền ngoại tệ trong nước, trả lương bằng ngoại tệ theo lô giúp khách hàng giao dịch nhanh chóng và thuận tiện.

“Khi chọn Techcombank là ngân hàng giao dịch chính, chúng tôi rất yên tâm vì được đồng hành tư vấn cả giải pháp tài chính và phi tài chính để doanh nghiệp trụ vững qua giai đoạn khó khăn. Không chỉ có lợi thế nguồn vốn dồi dào để hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, Techcombank còn giúp quản trị dòng tiền trên toàn bộ chuỗi vận hành, từ khâu đầu vào đến đầu ra cho các kênh phân phối của chúng tôi. Từ đó, ngân hàng giúp chúng tôi giảm thiểu rủi ro và gia tăng hiệu quả” - chị Hương chia sẻ.

Không chỉ cung cấp những tính năng ngân hàng điện tử ưu việt và các gói giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng, Techcombank còn chủ động thực hiện các gói hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp chịu tác động bởi Covid-19. Trong bối cảnh giãn cách xã hội hồi tháng 4, Techcombank đã công bố gói hỗ trợ 20.000 tỷ đồng dành riêng cho doanh nghiệp. Khi dịch Covid-19 quay trở lại hồi tháng 9, ngân hàng tiếp tục triển khai thêm gói hỗ trợ tín dụng 18.000 tỷ trong giai đoạn 2 với lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,3%/năm. Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần "tăng lực" cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giải quyết bài toán thanh khoản để duy trì và phát triển trong giai đoạn khó khăn. Tính đến cuối tháng 9/2020, Techcombank đã triển khai 36.000 tỷ đồng trong gói hỗ trợ này.

Ông Vishal Shah - Giám đốc khối Khách hàng Doanh nghiệp Techcombank khẳng định: “Với chiến lược “Khách hàng làm trọng tâm”, Techcombank luôn lắng nghe nhu cầu và ghi nhận đóng góp của khách hàng để không ngừng nâng cao trải nghiệm số hóa cho khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành cùng khách hàng để hướng đến thành công vượt trội hơn”.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top