Aa

Giáo dục đại học là nơi chịu trách nhiệm cuối cùng của hệ thống giáo dục

Thứ Bảy, 18/08/2018 - 11:07

Giáo dục đại học là nơi chịu trách nhiệm cuối cùng của hệ thống giáo dục để đưa ra sản phẩm giáo dục cho xã hội. Đồng thời, có vai trò quyết định trong việc xây dựng và phát triển lực lượng lao động chất lượng cao cho cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định tại Hội thảo Giáo dục năm 2018 – Giáo dục đại học – Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế.

Đại học- Tự chủ, tự quyết, có giám sát

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, chủ trương của Đảng và Nhà nước coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp trồng người, luôn phải được ưu tiên để tạo dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho xây dựng đất nước. Chủ trương này càng được khẳng định rõ nét hơn trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch Quốc hội. Ảnh Trinh Phúc.

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch Quốc hội. Ảnh Trinh Phúc.

Trong đó, giáo dục đại học là nơi chịu trách nhiệm cuối cùng của hệ thống giáo dục để đưa ra sản phẩm giáo dục cho xã hội. Đồng thời đây là cấp học có vai trò quyết định trong việc xây dựng và phát triển lực lượng lao động chất lượng cao cho cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhận định.

Đồng thời, trong hơn 30 năm đổi mới, giáo dục đại học đã đạt được những thành tự quan trọng, góp phần to lớn thực hiện thành công trong sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước tiến vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước hội nhập tích cực.

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã từng bước bổ sung, đổi mới. Năm 2012, Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục, đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho giáo dục đại học phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng.

Phó chủ tịch Quốc hội, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ cũng nhấn mạnh: “Trước sự vân động, phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ, tri thức nhân loài, đặc biệt yêu cầu của toàn cầu hóa, quốc tế hóa – những xu thế vừa là thời cơ, vừa là thách thức - giáo dục đại học Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ để không chỉ đảm đương được trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho đất nước mà còn có sức hội nhập, cạnh tranh”.

Việt Nam chỉ mới có 2 trường đại học lọt vào top 1.000 trường ĐH của thế giới

Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia xếp hạng thứ 84/137 về chất lượng giáo dục đại học và chỉ có 2 trường Đại học lot top 1.000 trường của thế giới (ĐH Quốc gia Hà Nội; ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) và 5 trường lot top 400 của Châu Á. Như vậy là thấp, thấp so với chính khu vực chứ chưa nói đến so sánh cạnh tranh trên toàn thế giới.

Ông Dilip Parajuli, Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Ông Dilip Parajuli, Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Theo ông Dilip Parajuli, Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nguyên nhân chính của thứ hạng thấp này là do các chính sách đang kìm hãm sự “bùng nổ” của các trường Đại học. Nên cởi bỏ “chiếc áo dập khuôn” trong việc quản lí về mặt tài chính và hành chính trong các trường phát triển.

Việc tiếp cận và đánh giá này thì không nên có trong Luật mà chỉ là một cách để các trường cần làm để vừa nâng cao vừa làm vấn đề hướng đi phát triển cho chính các trường.

Đồng thời, Chính phủ chỉ mang tính định hướng trong việc tự chủ đại học, còn lại các trường sẽ tự chọn hướng đi cho mình. Các trường sẽ chịu trách nhiệm trước Nhà nước và trước chính sinh viên của mình cho nên các trường đừng rụt dè, hãy mạnh dạn xin tự chủ để nâng cao chất lượng và thứ hạng cho mỗi trường nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung.

Theo xu hướng toàn cầu trong giáo dục đang diễn ra rất mạnh, số lượng du học sinh tăng cao; các trường mở phân hiệu tại các quốc gia mới nổi về kinh tế. Đồng thời tăng số lượng giảng viên quốc tế và hợp tác nghiên cứu và xếp hạng trường ĐH quốc tế là những nhu cầu không thể không làm để giải bài toán hội nhập.

Nhưng cho đến nay cả 4 khía cạnh này, tỉ lệ của Việt Nam đều vẫn rất thấp, mới chỉ đang ở mức độ tiệm cận. Dù muốn hay không thì Việt Nam vẫn cần phải tham gia vào các bảng đánh giá trên thế giới để khăng định việc hội nhập của mình.

Cũng tại Hội thảo này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết cả nước hiện nay có 236 trường đại học, học viện và 41 viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

Trong đó có 171 cơ sở giáo dục công lập, 60 cơ sở tư thục và 5 cơ sở có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nếu năm học 2012-2013, tổng số sinh viên của cả nước lên tới hơn 1,8 triệu thì đến năm 2017-2018 tổng số sinh viên chỉ ở mức 1,7 triệu.

Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng cho biết, năm học 2016-2017, tốp 20 đại học của Việt Nam công bố ISI với số lượng bài báo là 2.590 bài. Nếu so sánh với giai đoạn 2011-2015, số bài báo khoa học được công bố trên tạp chí thuộc danh mục ISI của các nhà khoa học của tốp 20 trường đại học của Việt Nam, trong năm học 2016-2017 đã tăng hơn 2 lần.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top