Aa

Giật mình trước nguy cơ ung thư vì dùng... đồng hồ giả

Thứ Ba, 18/09/2018 - 11:44

Những chiếc đồng hồ giả được rao bán với giá từ vài trăm đến vài triệu đồng, thấp hơn nhiều so với hàng chính hãng song lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khoẻ mà ít người biết.

Để sở hữu đồng hồ “xịn” mang thương hiệu danh tiếng như Rolex, Omega, patex Philippe, Hublot… khách hàng phải bỏ cả trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện và chịu chi số tiền lớn như vậy.

Lợi dụng tâm lý này, một số “gian thương” đã bất chấp quy định pháp luật để đưa lượng lớn đồng hồ giả dưới vỏ bọc của những thương hiệu lớn về thị trường Việt Nam tiêu thụ. Những chiếc đồng hồ này được rao bán với giá từ vài trăm đến vài triệu đồng, thấp hơn nhiều so với hàng chính hãng song lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khoẻ mà ít người biết.

Đồng hồ gắn mác tiền tỷ được mua dễ dàng với giá… vài triệu đồng

Từ lâu Thụy Sỹ là nước luôn đi đầu trong công nghiệp sản xuất đồng hồ. Hiện nay, đồng hồ Thụy sỹ vẫn đang là cái tên ""khét tiếng" trong ngành sản xuất đồng hồ của thế giới. Các sản phẩm đồng hồ mà Thụy Sỹ luôn được đánh giá cao về mặt chất lượng cũng như mẫu mã thiết kế và được rất nhiều người ưa chuộng bởi mỗi sản phẩm đều có sự tỉ mỉ và chuẩn mực đến từng chi tiết nhỏ. Có thể kể đến một số nhãn hiệu nổi tiếng như Rolex, Patex Philippe, Hublot, Tissot…

Trên thực tế, không phải khách hàng nào cũng đủ điều điện kinh tế để sở hữu những chiếc đồng hồ hàng chính hãng. Nắm bắt được tâm lý này, một số gian thương đã đưa một lượng hàng đồng hồ fake, nhái các thương hiệu nổi tiếng để kinh doanh kiếm lời, bất chấp các quy định của pháp luật.

Theo ghi nhận của PV TieudungPlus, tình trạng đồng hồ nhái thương hiệu nổi tiếng đang diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội và một số tỉnh thành khác. Những thương hiệu như Rolex, Omega, Patex Philippe, Hublot, Longines… được ưa chuộng và làm nhái nhiều hơn.

Chỉ cần bỏ vài triệu đồng là có thể sở hữu chiếc đồng giả giả

Chỉ cần bỏ vài triệu đồng là người dùng có thể sở hữu một chiếc đồng hồ giả như thế này.

Chỉ cần một thao tác tìm kiếm, search từ khoá “mua đồng hồ fake” trên mạng, ngay lập tức bạn sẽ thấy nhiều kết quả, thông tin, hình ảnh khác nhau về những chiếc đồ nhái được “gắn” mác thương hiệu Rolex, Omega, Hublot…được bày bán công khai với mức giá chỉ từ vài trăm cho đến vài triệu đồng.

Chủ cửa hàng chuyên bán đồng hồ “nhái” tại Hà Nội tiết lộ, hàng nhái có nhiều loại, giá cả khác nhau. Đồng hồ fake được chia ra loại super fake (giống 90% hàng thật) rất khó phân biệt bằng mắt thường nếu không tháo máy. Loại rẻ hơn là fake loại 1 (giống 70% hàng thật), rất khó phân biệt nếu người dùng không có kinh nghiệm. Cũng theo chủ cửa hàng này, hiện nay thị trường đồng hồ giả vẫn hút được nhiều khách hàng bởi một mặt là từ phía nhu cầu người dùng, mặt khác là xuất phát từ lợi nhuận kinh doanh.

Mặc dù cơ quan chức năng cũng đã rất nhiều lần tiến hành kiểm tra, rà soát thu giữ và xử lý hàng loạt vụ buôn đồng hồ giả nhưng tình trạng này vẫn diễn ra, không có dấu hiệu “hạ nhiệt”, thậm chí còn được bày bán công khai thách thức cơ quan chức năng.

Tiền mất, tật mang vì đồng hồ “nhái”

Bên cạnh giá cả “siêu mềm” của những chiếc đồng hồ “gắn mác” thương hiệu lớn, việc sử dụng những chiếc đồng hồ như vậy còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc, ung thư da với nhiều triệu chứng mưng mủ, dị ứng… Lúc này khách hàng lại chính là người chịu thiệt, không biết kêu ai, hậu quả nhãn tiền là “tiền mất, tật mang”.

Một chuyên gia cho biết, để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng với tiêu chí rẻ - đẹp, những chiếc đồng hồ  hàng “nhái” thường được sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền, không rõ nguồn gốc thậm chí là độc hại. Chất xi để mạ dây thường chứa những kim loại nặng (Niken, Chì).  Niken khi gặp mồ hôi tay sẽ nhanh chóng oxy hoá và phân huỷ, khi tiếp xúc với da sẽ gây dị ứng thậm chí là viêm nhiễm.

Nguy cơ viêm nhiễm, dị ứng hay ung thư vì đeo đồng hồ giả là rất cao

Nguy cơ viêm nhiễm, dị ứng hay ung thư vì đeo đồng hồ giả là rất cao.

Ngoài ra, trên dây da đồng hồ “nhái” thường có chứa nồng độ phóoc-môn (loại chất khử mùi, chống mốc) sẽ gây kích ứng da thậm chí là ung thư da nếu tiếp xúc lâu. Để tạo độ bóng đẹp cho vỏ đồng hồ, người ta sử dụng camidi – kim loại cực độc, có thể gây ung thư phổi, rối loạn chức năng thận… khi tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài. Những chất này lâu ngày sẽ thẩm thấu qua da và tích tụ trong cơ thể, gây tổn hại thần kinh, nhiễm độc gan, thận…

Cũng theo chuyên gia này, thay vì mua những chiếc đồng hồ fake, không đảm bảo chất lượng, khách hàng nên tìm mua đồng hồ chính hãng, phù hợp với túi tiền của mình.

Việc sử dụng đồng hồ giả đã vô tình tiếp tay cho những gian thương buôn bán, kinh doanh kiếm lời, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, thất thu tiền thuế của Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của những thương hiệu, cửa hàng kinh doanh chân chính khác.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top