Aa

Giàu lên nhờ làm xe SH, ngựa, nhà cho... người âm

Thứ Sáu, 24/08/2018 - 08:00

Làng Vân Hội được mệnh danh là thủ phủ vàng mã lớn nhất nhì miền Bắc. Nhiều gia đình đã giàu lên nhờ làm đồ cho người âm...

Tháng 7 âm lịch, làng Vân Hội (Thường Tín, Hà Nội) lại nhộp nhịp hơn hẳn bởi số lượng khách từ khắp các tỉnh thành đổ về đây mua mã.

Ngay từ sáng sớm, từ đầu làng đến các xóm đã tấp nập các xe tải lớn bé đến chở hàng. Đa số là khách tỉnh xa như Lào Cai, Lạng Sơn, Huế... đã đặt trước với số lượng lớn, được tính theo "đàn mã", "đàn lễ" to hay nhỏ của khách hàng.

Theo tiết lộ của một chủ buôn: "Mỗi đàn mã ít vài chục, nhiều vài trăm, có đàn hàng tỷ. Còn tháng 7 thì mỗi gia đình thường đến đây mua mã chi khoảng 2-3 triệu cho các loại mũ mã, quần áo hay bán cho người âm."

Một cửa hàng vàng mã tại làng Vân Hội vẫn sáng đèn lúc 10h tối để chờ đón những khách hàng từ các tỉnh khác đến.

Một cửa hàng vàng mã tại làng Vân Hội vẫn sáng đèn lúc 10h tối để chờ đón những khách hàng từ các tỉnh khác đến. 

Các sản phẩm chủ yếu là đồ mã phục vụ cúng lễ, hầu đồng như voi, ngựa, thuyền rồng, núi, rừng... để bán cho các buổi lễ hầu đồng, mở phủ.

Ngoài ra, những dịp như tháng 7 âm lịch, nhu cầu vàng mã nhiều, làng sản xuất tiền vàng, thoi vàng, thoi bạc..

Những bộ quần áo, trang sức giống y như thật là mặt hàng được

Những bộ quần áo, trang sức giống y như thật là mặt hàng được "săn lùng" nhiều nhất trong dịp rằm tháng 7 

Đặc biệt, những kiểu quần áo, giày dép, nhà cửa, ô tô xe máy...những thứ gì trên trần có là làm để gửi xuống "dưới âm".

Tại các gia đình, cơ sở sản xuất tràn ngập đồ mã giống y đồ thật như túi Chanel, xe SH, ô tô, máy bay hay các đồ công nghệ như ipad, iphone, ti vi, máy ảnh...

Không chỉ quần áo, mặt hàng cho

Không chỉ quần áo, mặt hàng cho "người âm" cũng thức thời với đủ loại iphone, ipad, đồ công nghệ... 

Hai

Hai "ông ngựa" lớn đang quá trình hoàn thiện để xuất xưởng đi Bảo Hà, Lào Cai 

Ông Lê Văn Chiến (chủ một cửa hàng vàng mã lớn tại làng) cho biết: "Tháng 7 này nhà tôi bận lắm. Hôm qua phải bảo thêm mấy anh chị em sang làm giúp mới xong việc.

Thường tháng 7 này chủ yếu làm ngựa với quần áo và một số vật dụng: xe cộ, điện thoại... vì người ta hay mua về để đốt biếu các vong linh gia tiên. Mấy hôm nay phải làm đến 1 - 2 giờ  sáng mới kịp hàng cho khách". 

Theo ông Chiến, doanh thu dịp này ít cũng vài trăm triệu, những lúc nhiều đơn hàng từ khách "VIP" thì tiền tỷ là chuyện bình thường.

"Cũng nhờ nghề này mà nhà tôi đã khấm khá hơn rất nhiều, không khổ như trước nữa".

Ở Vân Hội, các sản phẩm vàng mã đều có tiếng là tỉ mỉ, đẹp mắt, giá thành hợp lý, không bị chặt chém.

Làng không có tổ nghề, nhưng truyền thống làm vàng mã cũng đã truyền đời được hàng chục năm nay.

Khi "phong trào" đốt vàng mã đi lên cùng với những nguồn lợi nhuận "khủng", các gia đình truyền nhau sản xuất với quy mô lớn hơn, tìm nhiều nguồn xuất hàng đi các tỉnh có nhu cầu cao. 

Một ngôi biệt thự ở Vân Hội có giá 200.000 đồng

Một ngôi biệt thự ở Vân Hội có giá 200.000 đồng

 Các cơ sở quy mô lớn thuê nhân công sản xuất kiêm nhập về rồi buôn đi các tỉnh. Còn các hộ nhỏ lẻ thì bán tại nhà, bán cho khách quen. 

Chị Minh, một chủ đại lý vàng mã ở đây cho biết, cơ sở của chị chuyên cung cấp đàn mã Tứ phủ, mỗi đàn cũng chục triệu, đàn nào to, kỳ công phải vài trăm triệu.

br class=

Ô tô cũng được nhiều người săn tìm nên nhiều cơ sở đẩy mạnh sản xuất ô tô để xuất xuống "âm giới" 

"Dịp tháng 7 như thế này, đa số bán các loại quần áo, mũ mã cho các cụ. Nhu cầu mua nhiều, nên thu nhập cũng gấp 2,3 lần các tháng bình thường, bù trừ cho nhau, tháng nhiều tháng ít, gọi là đủ ăn đủ tiêu. Nhà tôi mấy nay cũng tất bật, bình thường bán đến 5 giờ tối nhưng tháng 7 thì thường bán đến 10 giờ mới hết khách hỏi", chị Minh nói. 

Nhà chị Minh tất bật sản xuất các loại quần áo, mũ nón để bán vào dịp tháng 7

Nhà chị Minh tất bật sản xuất các loại quần áo, mũ nón để bán vào dịp tháng 7  

Ở Vân Hội, nhiều gia đình đã làm giàu, đổi đời nhờ vàng mã...

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top