Aa

Hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng, nhân tố làm cản trở lối đi của các khoản vay BĐS?

Chủ Nhật, 04/06/2017 - 14:00

Lo ngại về những đảo lộn trong kinh tế toàn cầu xuất phát từ chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ, việc hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng có lẽ sẽ là lựa chọn đúng đắn của Việt Nam nếu muốn duy trì sự an toàn của luồng vốn trong tương lai. Với những rủi ro cao, BĐS sẽ là khu vực bị xiết chặt tín dụng nhiều nhất, tuy nhiên, “lối đi” của các khoản vay BĐS liệu có bị thu hẹp?

Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đã nhìn thấy những tín hiệu tích cực kể từ đầu năm đến nay. Theo số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2017, tăng trưởng tín dụng đã đạt mức 1,23 %, tăng 0,33% so với cùng kỳ năm ngoái. Hết tháng 4 vừa qua, tăng trưởng cho vay toàn hệ thống đạt 5,76%, tăng 1,73% so với thời điểm cuối quý 1 và cao hơn khá nhiều so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây, con số thống kê của Công ty Chứng khoán Bảo việt (BVSC) cho biết.

Khả quan về tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam vẫn tỏ ra vô cùng thận trọng và chặt chẽ trong đánh giá, duy trì chất lượng của các khoản vay.

Một số ngân hàng và tổ chức tín dụng đã hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn năm 2017, trang Vietnam Net cho biết. Vietcombank, một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam, đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay ở mức 18%, giảm 0,9 điểm phần trăm so với con số 18,9% vào năm ngoái.

Việc thắt chặt mục tiêu tăng trưởng xuất phát từ những dự đoán về tình trạng hỗn loạn toàn cầu có thể xảy ra do chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng cao tại Mỹ, một trong những đối tác kinh tế lâu đời của Việt Nam.

Cùng với chứng khoán, BĐS sẽ là lĩnh vực bị thắt chặt tín dụng nhiều nhất bởi có mức độ rủi ro cao.

Cùng với chứng khoán, BĐS sẽ là lĩnh vực bị thắt chặt tín dụng nhiều nhất bởi có mức độ rủi ro cao.

Theo trang Thời báo Ngân hàng Việt Nam, Ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc ngân hàng HSBC tại Việt Nam cho rằng, tăng trưởng tín dụng ở mức cao chỉ gây hại cho sự an toàn của luồng vốn trong tương lai. Vì vậy, việc hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng là cần thiết.

Cùng với chứng khoán, BĐS sẽ là lĩnh vực bị thắt chặt tín dụng nhiều nhất bởi có mức độ rủi ro cao.

Quan điểm của ông Hải cho rằng, BĐS là khu vực tiềm ẩn rủi ro tín dụng rất cao, vì vậy cần phải kiểm soát chặt chẽ những khoản vay đối với các dự án BĐS, BOT hay BT.

Trong thông tư số 06 của Ngân hàng nhà nước, ban hành vào năm ngoái, mức độ rủi ro tín dụng của các khoản vay BĐS đã được nâng lên, từ mức 150% lên 200%. Mức độ rủi ro tăng lên đồng nghĩa việc buộc các ngân hàng và tổ chức tin dụng phải nâng tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu lên nếu muốn thực hiện các khoản cho vay đối với những dự án BĐS.

Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới cũng sẽ “mạnh tay” hơn trong các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao, trong đó có BĐS.

Tín dụng bị siết chặt, “lối đi” cho các khoản vay BĐS liệu có bị “thu hẹp”? Bằng chứng thực tế thì không cho thấy điều này, thậm chí còn ngược lại. Theo báo điện tử Thanh Niên, vốn từ các ngân hàng trong nước, từ nguồn vốn ngoại... vẫn tiếp tục tìm đến lĩnh vực BĐS tại Việt Nam, bất chấp những cảnh báo về rủi ro tiềm ẩn của thị trường.

Cho vay mua nhà, mua căn hộ dự án, cho vay xây dựng sửa chữa nhà... đang được các ngân hàng chào mời khách hàng cá nhân. Nhiều ngân hàng không ngần ngại công bố hạn mức tối đa cho vay có thể lên đến 100% chi phí mua nhà hoặc xây dựng với thời gian kéo dài 20 năm. Bên cạnh cho vay cá nhân, nguồn vốn từ các ngân hàng cũng liên tục rót vào cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư kinh doanh.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top