Aa

Hạ tầng giao thông yếu, nên hạn chế ô tô trước xe máy

Thứ Sáu, 23/09/2016 - 08:49

Khi được hỏi nếu buộc phải hạn chế phương tiện cá nhân trong nội thành, nên hạn chế ô tô hay xe máy? PGS.TS Nguyễn Xuân Thủy – nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, một chuyên gia có kinh nghiệm hơn 40 năm trong lĩnh vực giao thông đưa quan điểm: nên hạn chế ô tô trước, sau mới đến xe máy.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thủy lý giải, ô tô chiếm dụng đường cao hơn 5-10 lần xe máy. Ô tô có kích thước lớn, cồng kềnh, kém linh hoạt hơn xe máy nên càng gây cản trở giao thông hơn. Một lý do nữa là ở Việt Nam, số đông người dân hiện nay vẫn sử dụng xe máy, ô tô chiếm số lượng ít nên dễ tác động hơn.

ô tô chiếm dụng đường gấp 5-10 xe máy

Ô tô chiếm dụng đường gấp 5-10 xe máy

Ở nước ngoài, nhiều nước đã từng phải chứng kiến “cơn sóng thần ô tô”, ô tô gây ách tắc dài nhiều ngả đường. Trong khi đó, với cơ sở hạ tầng yếu như Hà Nội hiện nay, việc xuất hiện ngày càng nhiều ô tô trên đường đang khiến tình trạng ùn tắc giao thông trở nên… trầm trọng hơn. Lượng ô tô hiện tăng quá nhanh, với đường sá mặt cắt chỉ có 6-7m thì ùn tắc trong tương lai gần sẽ hết sức khốc liệt.

Bất cứ đô thị nào cũng phải đối diện với vấn đề ùn tắc giao thông trong quá trình phát triển. Việc ùn tắc đó nghiêm trọng hay không phụ thuộc nhiều vào tầm nhìn của những người lãnh đạo. Anh phải đề ra được kế hoạch dài hạn 30 - 50 năm chứ không thể để tới khi “việc đã rồi” mới xử lý mang tính chất tình thế. Các chính sách quản lý giao thông phải hướng đến việc cân bằng giữa “cung” và “cầu”.

Hễ tắc đường là ô tô dàn hàng chiếm mọi làn đường, xe máy buộc phải đi trên vỉa hè

Hễ tắc đường là ô tô dàn hàng chiếm mọi làn đường, xe máy buộc phải đi trên vỉa hè

Trước đó, dự thảo chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh hiện đại giai đoạn 2016 - 2020” đã đưa định hướng, đến năm 2025, TP Hà Nội sẽ dừng hoạt động của xe gắn máy cá nhân trong nội đô. Lần đầu tiên, nội dung hạn chế phương tiện cá nhân được xây dựng bài bản, có lộ trình cụ thể, hướng tới mục tiêu phát triển đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị Thủ đô.

Chủ trương hạn chế phương tiện cá nhân ở Hà Nội là điều cần thiết, nhưng theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thủy, 10 năm nữa chủ trương cấm xe máy trong nội đô vẫn là phi thực tế vì phần lớn người dân mưu sinh và làm việc ở Hà Nội đang sử dụng xe máy là phương tiện chính. Nếu cấm xe máy thì người dân đi bằng gì?

Cơ sở hạ tầng và giao thông công cộng đều chưa đủ chất và lượng để Thành phố có thể thực hiện cấm xe máy vào nội đô

Cơ sở hạ tầng và giao thông công cộng đều chưa đủ chất và lượng để Thành phố có thể thực hiện cấm xe máy vào nội đô

“Muốn giảm phương tiện cá nhân, Thành phố phải đảm bảo được 2 yếu tố quan trọng nhất: cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông công cộng. Xây dựng lộ trình nâng cấp hạ tầng, phát triển giao thông công cộng một cách đồng bộ, hoàn thiện và đầy đủ nhất. Nhưng thực tế thì việc nâng cấp giao thông triển khai quá chậm chạp. Dự án đường sắt đô thị gần chục năm vẫn chưa hoàn thành. Mở rộng một con đường, giải phóng mặt bằng… cũng cần đến cả năm trời. Nên nhìn thẳng vào vấn đề là quản lý yếu kém để điều chỉnh” – ông Thủy nói.

Nên hạn chế ô tô trước, sau đó mới đến xe máy - phương tiện chủ yếu của người dân hiện nay

Nên hạn chế ô tô trước, sau đó mới đến xe máy - phương tiện chủ yếu của người dân hiện nay?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thủy nói thêm, giao thông công cộng, ngoài ô tô buýt phải phát triển cả đường sắt đô thị, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao…. Việc quy hoạch phải đồng bộ, khoa học và có tính thực tiễn. Tổ chức giao thông như làm thông thoáng lòng lề đường, giải tỏa chiếm dụng, thiết kế tổ chức giao thông tốt hơn bằng cách phân luồng, làn hợp lý, tăng cường cảnh sát tại các điểm hay ách tắc…/.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top