Aa

Hải Dương còn 207 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thứ Hai, 04/11/2024 - 15:04

Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi sắp xếp, tỉnh Hải Dương có 207 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 151 xã, 46 phường, 10 thị trấn.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1250/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023– 2025.

Theo đó, giai đoạn 2023-2025, toàn tỉnh sẽ sắp xếp 57 đơn vị hành chính cấp xã thành 29 đơn vị (28 đơn vị hình thành sau sắp xếp và 1 đơn vị điều chỉnh địa giới hành chính).

Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (9 huyện, 1 thị xã, 2 thành phố); 207 đơn vị hành chính cấp xã (151 xã, 46 phường, 10 thị trấn).

Hải Dương còn 207 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp- Ảnh 1.

Đồng chí Nguyễn Minh Hùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023 - 2025

Cụ thể: TP Hải Dương còn 24 phường, xã; thị xã Kinh Môn có 22 phường, xã; huyện Bình Giang có 15 xã, thị trấn; huyện Thanh Hà 16 xã, thị trấn; huyện Cẩm Giàng 15 xã, thị trấn; Kim Thành 14 xã, thị trấn; Ninh Giang 16 xã, thị trấn; Tứ Kỳ 20 xã, thị trấn; Nam Sách 15 xã, thị trấn; Gia Lộc 14 xã, thị trấn. TP Chí Linh và Thanh Miện giữ nguyên số đơn vị hành chính cấp xã như hiện tại do không có địa phương phải sắp xếp giai đoạn 2023-2025.

Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/12/2024.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành các nghị quyết về việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính của các tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Yên Bái.

29 đơn vị hành chính cấp xã được hình thành sau sắp xếp ở Hải Dương gồm:

1. Phường Lê Thanh Nghị (TP Hải Dương) được hình thành từ sáp nhập 2 phường Phạm Ngũ Lão và Lê Thanh Nghị.

2. Phường Duy Tân (Kinh Môn) được hình thành từ việc nhập xã Hoành Sơn vào phường Duy Tân.

3. Xã Thái Minh (Bình Giang) được hình thành trên cơ sở sáp nhập 2 xã Bình Minh và Thái Học.

4. Thị trấn Thanh Hà được nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Thanh Khê.

5. Xã Cẩm Việt (Thanh Hà) được hình thành từ sáp nhập 2 xã Cẩm Chế, Việt Hồng.

6. Xã Thanh Tân (Thanh Hà) được hình thành từ sáp nhập 2 xã Thanh Xá và Thanh Thủy.

7. Xã Vĩnh Cường (Thanh Hà) được hình thành từ sáp nhập 2 xã Vĩnh Lập và Thanh Cường.

8. Thị trấn Cẩm Giang (Cẩm Giàng) được nhập thêm toàn bộ diện tích, dân số xã Thạch Lỗi.

9. Xã Phúc Điền (Cẩm Giàng) được hình thành từ việc nhập 2 xã Cẩm Phúc và Cẩm Điền.

10. Thị trấn Phú Thái (Kim Thành) được hình thành từ việc nhập một phần diện tích, dân số xã Kim Xuyên vào thị trấn Phú Thái.

11. Xã Kim Xuyên (Kim Thành) với diện tích và dân số giảm một phần (còn 8,18 km2 và quy mô dân số là 9.771 người)

12. Xã Lai Khê (Kim Thành) được hình thành trên cơ sở sáp nhập 2 xã Lai Vu và Cộng Hòa.

13. Xã Vũ Dũng (Kim Thành) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Cổ Dũng và Thượng Vũ.

14. Xã Hòa Bình (Kim Thành) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Bình Dân và Liên Hòa.

15. Thị trấn Ninh Giang được nhập thêm toàn bộ diện tích, dân số xã Đồng Tâm

16. Xã Kiến Phúc (Ninh Giang) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Hồng Phúc và Kiến Quốc.

17. Xã Đức Phúc (Ninh Giang) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Hồng Đức và Vạn Phúc.

18. Xã Bình Xuyên (Ninh Giang) được thành lập từ việc nhập 2 xã Đông Xuyên và Ninh Hải.

19. Xã Kỳ Sơn (Từ Kỳ) được hình thành từ sáp nhập 2 xã Ngọc Sơn và Tái Sơn.

20. Xã Dân An (Tứ Kỳ) được thành lập từ sáp nhập 2 xã Dân Chủ và Quảng Nghiệp.

21. Xã Lạc Phượng (Tứ Kỳ) được thành lập từ sáp nhập 2 xã Phượng Kỳ và Cộng Lạc.

22. Thị trấn Nam Sách được nhập thêm toàn bộ diện tích, dân số xã Nam Hồng.

23. Xã Trần Phú (Nam Sách) được hình thành từ sáp nhập 2 xã Nam Trung và Nam Chính

24. Xã An Phú (Nam Sách) được hình thành từ sáp nhập 2 xã An Lâm và Phú Điền.

25. Xã Quốc Tuấn (Nam Sách) được hình thành từ sáp nhập 2 xã Thanh Quang và Quốc Tuấn.

26. Xã Gia Tiến (Gia Lộc) được hình thành từ sáp nhập 2 xã Tân Tiến và Gia Lương.

27. Xã Gia Phúc (Gia Lộc) được hình thành từ sáp nhập 2 xã Gia Tân và Gia Khánh.

28. Xã Nhật Quang (Gia Lộc) được hình thành từ sáp nhập 2 xã Đồng Quang và Nhật Tân.

29. Xã Quang Đức (Gia Lộc) được hình thành từ sáp nhập 2 xã Quang Minh và Đức Xương.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top