"Công trình thế kỷ" kiến tạo tương lai phát triển cho Hà Nội
Tập đoàn Vingroup vừa gửi văn bản lên UBND thành phố Hà Nội, đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng BT. Với kinh nghiệm triển khai tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở và nhiều công trình trọng điểm khác, doanh nghiệp này cam kết sẽ đảm bảo chất lượng, hoàn thành công trình đúng tiến độ để cầu Tứ Liên xứng tầm là biểu tượng mới của Thủ đô.
Cầu Tứ Liên là một trong những công trình trọng điểm nối liền quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, đồng thời, kết nối trực tiếp đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Vành đai 3. Khi đi vào hoạt động, cây cầu này sẽ giảm tải lưu lượng cho các cây cầu hiện hữu bắc qua sông Hồng và rút ngắn thời gian di chuyển từ Đông Anh vào trung tâm, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí đi lại, vận tải hàng hóa.
"Cầu Tứ Liên sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Đông Anh vào trung tâm Hà Nội hay theo chiều ngược lại chỉ còn 5 - 10 phút, giảm 3/4 so với hiện tại. Do đó, tôi cũng như rất nhiều người dân, doanh nghiệp đều chờ đợi từng ngày dự án được khởi công để việc qua lại, giao thương 2 bên bờ sông mỗi ngày được thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm", chị Minh Phương, một người dân tại xã Mai Lâm (Đông Anh), chia sẻ.
Trước đó, Vingroup cũng báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư xây dựng dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, khẳng định sẽ hoàn thành công trình trọng điểm quốc gia này trong tháng 7/2025 để chào mừng Lễ kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh 2/9.
Liên tiếp những động thái của Vingroup cho thấy quyết tâm của doanh nghiệp này trong việc đồng hành cùng thành phố Hà Nội trong việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các "công trình thế kỷ" nhằm kiến tạo tương lai phát triển cho Hà Nội. Với tiềm lực vững mạnh và kinh nghiệm từ việc triển khai nhiều dự án tầm cỡ, Vingroup đang ghi dấu ấn mạnh mẽ trên hành trình xây dựng Thủ đô, góp phần vào tầm nhìn đưa Hà Nội thành một đô thị thông minh, hiện đại và hội nhập.
"Dubai của Việt Nam" nơi bờ Đông sông Hồng
Là những dự án trọng điểm quốc gia, cầu Tứ Liên và Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia khi hoàn thành sẽ là những công trình biểu tượng kiến trúc độc đáo trong bức tranh quy hoạch đô thị Hà Nội. Trong đó, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia được thiết kế theo hình tượng Thần Kim Quy, mang theo câu chuyện văn hóa của một vùng đất địa linh, nhân kiệt.
Các "công trình thế kỷ" này khi hoàn thành sẽ là cú hích hạ tầng mạnh mẽ cho sự phát triển của Thủ đô. Cụ thể, cầu Tứ Liên không chỉ là đáp án của bài toán phân bổ lại lưu lượng giao thông và mật độ dân số mà còn mở ra không gian phát triển mới cho Thủ đô. Khoảng cách giữa 2 bờ sông Hồng từ các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ sang Long Biên, Gia Lâm và Đông Anh… sẽ được thu hẹp lại, thành không gian "liền một dải", tạo tiền đề để thực hiện quy hoạch "thành phố bên sông".
Trong khi đó, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia lại đóng vai trò là biểu tượng giao thương, nâng tầm vị thế Hà Nội và Việt Nam trên trường giao thương quốc tế. Với quy mô top 10 thế giới, gồm 9 phân khu triển lãm trong nhà với tổng diện tích hơn 130.000 m2, 4 khu công viên triển lãm ngoài trời hơn 20,6ha cùng nhiều hạng mục phụ trợ, nơi đây sẽ là tâm điểm tổ chức các sự kiện quy mô lớn, tầm cỡ quốc gia và quốc tế, mở ra cơ hội phát triển cho nhiều ngành kinh tế.
Có thể nói, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia là điều kiện cần, cầu Tứ Liên là điều kiện đủ để "mở khóa" nền kinh tế Expo trị giá tỷ USD, đưa Đông Anh trở thành "Dubai của Việt Nam". Đồng thời, với sự tăng tốc của hai công trình kỳ tích này, bất động sản khu vực Đông Bắc Thủ đô sẽ được chắp thêm đôi cánh vững chắc, phát triển lên một nấc thang mới.
Hiện, giá đất nền tại nhiều khu vực ở Đông Anh đã ghi nhận đà tăng giá lên tới 60% trong vòng 1 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh sau những động thái mới của Vingroup. Trong đó, dòng tiền đầu tư sẽ tập trung hướng tới những giỏ hàng đẳng cấp, giàu tiềm năng như Vinhomes Global Gate - dự án được hưởng lợi trực tiếp và trước nhất từ bôi đôi cú hích hạ tầng.