Aa

Hiệu quả giáo dục và sự phát triển của trẻ mầm non

Thứ Hai, 31/08/2020 - 08:54

Giáo dục mầm non giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây được coi là “Giai đoạn vàng” để giáo dục và tạo nền móng cho sự phát triển của trẻ trong tương lai. Vậy những chương trình giáo dục hiện nay có mang lại hiệu quả?

Tầm quan trọng của hiệu quả giáo dục trong bậc học mầm non

Có thể thấy, giai đoạn từ 0 - 6 tuổi là “Giai đoạn vàng” để trẻ em phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc. Trẻ tương tác tích cực với những gì diễn ra xung quanh chúng. Bản chất việc học ở trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ, đồng thời trẻ học cách biểu đạt những hiểu biết đó thông qua sự chia sẻ, trao đổi với bạn bè. 

Vì vậy, đặc điểm tâm lý lứa tuổi mầm non rất thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non.

Đối với người trong ngành giáo dục mầm non, họ đều mong muốn có thể tạo ra một môi trường học tập tốt nhất cho các bé để phụ huynh an tâm gửi gắm trẻ cũng là để chứng minh được năng lực, vị thế của nhà trường và giáo viên. Tuy nhiên, không phải trường mầm non nào cũng xây dựng được chương trình học đạt chất lượng dạy học đem lại hiệu quả tối ưu dành cho trẻ. Vì thế để đánh giá một trường mầm non có hiệu quả giáo dục hay không chính là nhìn vào kết quả học tập của trẻ tại trường. 

Trẻ em luôn cần môi trường giáo dục hiệu quả để đạt được kết quả học tập tốt nhất.

Đối với các bậc phụ huynh, hơn ai hết họ đều mong muốn con mình khi tới trường sẽ ngày một thông minh hơn và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ cũng như lối sống, tác phong. Chị Nguyễn Thu Hằng - Phụ huynh học sinh chia sẻ: “Khi cho con đi học mẫu giáo, phụ huynh chúng tôi không chỉ có mục tiêu là nhà trường giúp phụ huynh trông giữ trẻ mà còn mong muốn con mình được giáo dục tốt hơn thông qua chương trình học để con có những kiến thức cơ bản về xã hội, đời sống, tư duy trí tuệ...”.

Thực tế hiện nay vẫn còn không ít giáo viên dạy trẻ theo phương pháp truyền thống một chiều "cô nói, trẻ nghe", vẫn còn khá nhiều giáo viên chọn việc trình chiếu cho trẻ xem hơn là việc tổ chức cho trẻ được hoạt động, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm loãng đi trọng tâm của bài học, khiến trẻ không thực sự tập trung vào bài học, các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm chưa phong phú khiến việc dạy và học chưa đạt được hiệu quả chất lượng tốt nhất cho nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ mầm non.

Gabe - Phương pháp giáo dục hiệu quả dành cho trẻ mầm non

Để đáp ứng được quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thì nhà trường cần có phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ được thể hiện suy nghĩ của bản thân, hỗ trợ trẻ đạt được kết quả học tập mà trẻ mong muốn. Vì vậy, Dongsim Gabe gần đây đang được nhiều nhà trường tin tưởng sử dụng làm giáo cụ bổ trợ trong việc giáo dục trẻ mầm non.

Khác với những giáo cụ khác, việc giảng dạy qua bộ giáo cụ Dongsim Gabe thông qua các trò chơi, bài hát, câu chuyện sẽ kích thích trí tưởng tượng và phát huy các kỹ năng thể chất và trí não của trẻ. Trẻ có thể sáng tạo nên những vật mà trẻ nghĩ đến, rồi xây dựng những câu chuyện dẫn dắt cho vật thể đó, tạo nên những sản phẩm trí tuệ sáng tạo của riêng trẻ. Với học sinh mẫu giáo, phương pháp giáo dục cần cân đối hài hòa giữa việc vui chơi và tiếp thu kiến thức mới. Tận dụng các hoạt động học tập kết hợp với hoạt động chơi để phát triển trí não và tư duy cho trẻ là cách làm hiệu quả đã được khoa học chứng minh.

Cuộc thi Gabe để đánh giá định kỳ kết quả học tập của trẻ.

Bên cạnh chương trình Gabe sáng tạo giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, tư duy logic, tính thẩm mỹ,... thì chương trình Gabe toán học sẽ giúp trẻ học được những khái niệm cơ bản về toán học như số thứ tự, khái niệm về không gian… Qua đó, dễ dàng biến lối tư duy cơ bản của trẻ thành lối tư duy cụ thể có chiều sâu hơn để trẻ tiếp cận với các chủ đề kiến thức khác một cách tự nhiên, không bị gò bó khả năng tư duy logic và chủ động, linh hoạt trong sáng tạo, nâng cao hiệu suất học tập và cải thiện những kỹ năng mềm.

Ở mỗi đứa trẻ mầm non khi có tập trung vào bài học sẽ dễ dàng nắm bắt được những điều cô giáo truyền đạt và ghi nhớ lâu hơn. Chính vì điều đó nên mục tiêu phát triển chương trình Dongsim Gabe là dạy cho trẻ cách học, quan sát, suy luận và sáng tạo, qua đó giúp trẻ tăng óc quan sát cũng như tỉ mỉ, tạo điều kiện tăng sự tập trung của trẻ vào bài học cũng như thôi thúc trẻ cố gắng hoàn thiện tác phẩm, từ đó nuôi dưỡng niềm đam mê và sự cố gắng để đạt được kết quả cuối cùng mà trẻ mong muốn.

Một sản phẩm của bé với chủ đề về các thành phố trên thế giới.

Chị Phạm Thùy Linh - Phụ huynh học sinh cho biết: “Con mình trước đây thường hay mất tập trung học, thậm chí là không tập trung khi nói chuyện với người lớn nhưng từ khi con được học Gabe trên trường, tôi thấy con thay đổi rõ rệt hơn vì đã có tính tự giác hơn, biết tập trung để hoàn thành một việc gì đó và năng nổ hơn khi giao tiếp với mọi người”.

Thực tế cho thấy hiệu quả giáo dục không chỉ nằm ở phạm vi đánh giá kết quả học tập của trẻ theo từng ngày, từng tháng, từng năm mà là ở cả hiệu quả quá trình trẻ thay đổi thói quen, tác phong, trí tuệ ngày một tốt hơn trong tương lai. Đó chính là cốt lõi để hình thành một đứa trẻ trí tuệ đa tài.

Có thể thấy rằng mỗi đứa trẻ đều có những tiến bộ từng bước để hoàn thiện các kỹ năng của bản thân nhưng sẽ tốt hơn nếu giáo dục trẻ có hiệu quả và đúng cách. Nhà trường, phụ huynh cần có một cái nhìn sâu hơn có giải pháp giáo dục hiệu quả, hình thành nên tư duy, tạo một nền tảng tốt cho não bộ - kỹ năng - sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top