Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Trung tâm Phòng chống và Quản lý Dịch bệnh Châu Âu ECDC, năm 2016 khoảng 160.000 người đã lây nhiễm HIV, gây ra dịch bệnh AIDS ở 53 nước châu Âu. Trong thập kỷ qua, tỉ lệ nhiễm bệnh HIV ở châu Âu đã tăng 52% từ năm 2007.
Theo báo cáo, sự gia tăng này chủ yếu là ở vùng phía Đông Âu, chiếm khoảng 80% các ca mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do thiếu các chiến dịch nâng cao nhận thức về nguy cơ lây nhiễm hoặc cách phòng bệnh lây truyền. Tại vùng này số người tiêm chích ma túy cũng rất cao.
Ông Zsuzsanna Jakab, giám đốc khu vực châu Âu của WHO, cho biết, “Năm nay, số lượng ca HIV tăng đột biến so với các năm qua. Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn thì chúng ta sẽ không thể đạt được mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV vào năm 2030.
Ông Andrea Ammon, Giám đốc của ECDC cho biết, Châu Âu cần thực hiện nhiều biện pháp ứng phó với HIV. Nếu để thời gian nhiễm trùng sang nhiễm khuẩn là 3 năm thì quá dài.
Nhiều bệnh nhân nhiễm HIV trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán làm cho bệnh nhiễm trùng khó kiểm soát và tăng nguy cơ lây truyền sang người khác.
Chẩn đoán sớm sẽ cho phép việc điều trị AIDS dễ dàng hơn, tăng cơ hội sống lâu và khỏe mạnh.
Vì thế, cần thiết nhất là mở rộng xét nghiệm HIV, nên bao gồm các hoạt động tự chẩn đoán và kiểm tra.
Gần 37 triệu người trên thế giới bị nhiễm HIV, với các khu vực như Châu Phi, nơi mà việc tiếp cận với xét nghiệm, phòng ngừa và điều trị còn hạn chế, đặc biệt bị ảnh hưởng.
Báo cáo tuyên bố các chiến lược mới cần thiết để mở rộng xét nghiệm HIV, bao gồm các dịch vụ tự kiểm tra.
Gần 37 triệu người trên thế giới bị nhiễm HIV. Những vùng như Châu Phi, việc tiếp cận với xét nghiệm, phòng ngừa và điều trị còn hạn chế.