Để tạo ra tấm bản đồ đặc biệt này, nhóm chuyên gia đã phải tập hợp số liệu từ hơn 135 quốc gia trên thế giới dựa trên các tiêu chí về lượng khí CO2 phát thải, mức độ ô nhiễm không khí và lượng năng lượng phát thải cũng như lượng năng lượng tái tạo được tạo ra. Họ cũng cân nhắc về số lượng người chết vì các bệnh liên quan đến tình trạng ô nhiễm không khí.
Ả-Rập Xê-Út được xếp là quốc gia ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số ô nhiễm không khí đạt kỷ lục. Các quốc gia giàu tài nguyên vàng đen khác như Kuwait, Quatar, Bahrain và Tiểu vương quốc Ả-Rập cũng lần lượt nối đuôi sau đó trong bảng xếp hạng.
Mỹ xếp thứ 66, tốt hơn khá nhiều so với các cường quốc khác trên thế giới như Canada, Trung Quốc hay Nga, tuy nhiên, vẫn kém hơn Ấn Độ và Anh.
Trong khi đó, Ai Len và Na Uy tưởng chừng là các quốc gia sử dụng nhiều năng lượng tái tạo, thế nhưng các chuyên gia trên lại chỉ ra rằng hai quốc gia này tiêu tốn nhiều năng lượng hơn rất nhiều lượng năng lượng họ tạo ra được từ nguồn tái tạo.
Việt Nam may mắn nằm trong khoảng các nước xếp hạng thứ 46 đến 60 trong danh sách, tức là độ ô nhiễm trung bình. Tuy nhiên, theo chuyên gia môi trường Jon Whiting, nếu các đất nước không có biện pháp nào để giảm thiểu và ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của tình trạng ô nhiễm thì không một quốc gia nào có thể được coi là an toàn”.