Aa

Hội thảo Công bố kết quả nghiên cứu Công nghệ bón phân thông minh & Giới thiệu bộ thiết bị Bón phân thông minh enfarm F và enfarm F+

Thứ Bảy, 23/12/2023 - 09:07

Enfarm đã phát triển Bộ thiết bị Bón phân thông minh enfarm F (dành cho nông hộ) và enfarm F+ nhằm giải quyết "bài toán" cho người nông dân, ngăn ngừa suy thoái đất và đảm bảo duy trì hệ sinh thái bền vững.

Sáng 27/12/2023, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) phối hợp với công ty công nghệ nông nghiệp enfarm tổ chức hội nghị Công bố kết quả nghiên cứu Công nghệ bón phân thông minh & Giới thiệu bộ thiết bị Bón phân thông minh enfarm F (dành cho nông hộ) và enfarm F+ (dành cho hợp tác xã và doanh nghiệp). Hội thảo thu hút sự tham gia đông đảo của các HTX, các nông hộ, bà con nông dân, các chuyên gia, nhà quản lý.

Trong đó, đại diện phía cơ quan nhà nước và trường đại học có TS. Nguyễn Quốc Toản, GĐ TT Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Th.S Nguyễn Hắc Hiển, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, Th.S Đỗ Danh Phương, PGĐ TT Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk, PGS. TS. Nguyễn Văn Minh, Trưởng khoa Nông lâm ĐH Tây Nguyên.

Ngày 19 tháng 7 năm 2023, enfarm Agritech đã ký hợp đồng hợp tác nghiên cứu với Viện Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) để giới thiệu công nghệ bón phân thông minh do enfarm Agritech phát triển

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, hiệu suất bón phân tại Việt Nam rất thấp, chỉ đạt mức 40%, nghĩa là khoảng 60% lượng phân không được cây hấp thụ bị giữ lại trong môi trường. Quy mô thất thoát hằng năm tương đương 60.000 tỷ đồng tính theo giá phân bón hiện nay. Sử dụng phân bón lãng phí là nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của nông sản, gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng hệ sinh thái.

Trong bối cảnh Việt Nam đang cam kết mạnh mẽ về môi trường với thị trường quốc tế, Công ty công nghệ nông nghiệp enfarm đã phát triển Bộ thiết bị Bón phân thông minh enfarm F (dành cho nông hộ) và enfarm F+ (dành cho hợp tác xã và doanh nghiệp) nhằm giải quyết bài toán phân bón, giúp nông dân tiết kiệm chi phí canh tác, nâng cao năng suất cây trồng, ngăn ngừa suy thoái đất và đảm bảo duy trì hệ sinh thái bền vững. Bộ thiết bị enfarm F và enfarm F+ gồm 2 cấu phần: Thiết bị cảm biến thu thập thông tin về quá trình sinh trưởng của cây, dinh dưỡng trong đất và thiết bị ghi, truyền dữ liệu về hệ thống máy chủ của enfarm để phân tích, trả thông tin đến người nông dân qua ứng dụng điện thoại. Hệ thống AI của enfarm sẽ đánh giá đồng thời các tiêu chí của hệ thống 4 thành phần có liên hệ chặt chẽ với nhau: Đất - Nước - Cây trồng - Phân bón, so sánh với các ngưỡng khuyến cáo của khoa học cây trồng, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất để khuyến nghị từng chủ vườn khi nào cần bón phân, loại gì và liều lượng nào nhằm cải thiện lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường, tạo cơ sở giúp bà con dễ dàng đạt được Tín chỉ Carbon theo Luật Bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, ứng dụng enfarm còn được tích hợp thêm nhiều tính năng khác như cung cấp thông tin về độ ẩm, độ pH, GPS, lượng nước tưới và ngày tưới tối ưu cho cây trồng… giúp giải quyết các vấn đề suy thoái đất và duy trì hệ sinh thái bền vững. Đặc biệt, GPS là tính năng cấp thiết với Việt Nam tại thời điểm hiện tại, hỗ trợ bà con truy xuất nguồn gốc nông sản, chứng minh nguồn gốc đất canh tác phù hợp với quy định chống phá rừng của EU.

Tại hội thảo,TS. Nguyễn Quốc Toản, GĐ TT Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, TS. Trần Vinh, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) và TS. Hồ Long Phi, Giám đốc công nghệ enfarm có các bài phát biểu chia sẻ về tầm quan trọng của việc Ứng dụng công nghệ trong giai đoạn chuyển đổi số nông nghiệp, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững mà Việt Nam đang theo đuổi.

Sự kiện tổ chức tại:
- Thời gian: 08:30-11:00 ngày 27/12/2023
- Địa điểm: Hội trường Tầng 3 - Trụ sở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), 53
Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top