Aa

HoREA: Tình trạng tranh chấp trong chung cư tiếp tục gia tăng

Thứ Hai, 26/06/2017 - 20:01

Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), 6 tháng đầu năm 2017, tình hình tranh chấp trong chung cư tiếp tục gia tăng, chủ yếu là tranh chấp do chủ đầu tư chậm tổ chức đại hội chung cư để bầu Ban quản trị, chưa bàn giao quỹ bảo trì chung cư, tranh chấp phần sở hữu chung trong chung cư...

Ngoài ra, tranh chấp về quản lý sử dụng nguồn thu phí vận hành chung cư do các hộ dân nộp hàng tháng, về chất lượng xây dựng chung cư, chất lượng thiết bị, công trình phòng cháy chữa cháy cũng là những tranh chấp đáng báo động.

“Đặc biệt gay gắt là nhiều trường hợp chủ đầu tư không làm "sổ đỏ" cho người mua nhà qua nhiều năm, trong đó có nhiều trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp căn hộ và dự án cho ngân hàng mà không giải chấp hoặc chưa đủ điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình nhưng đã đưa dân vào ở không đảm bảo an toàn”, HoREA nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh tồn tại nêu trên, thị trường BĐS TP.HCM 6 tháng đầu năm cũng có nhiều diễn biến tích cực.

Hiệp hội BĐS TP.HCM nhận định, cơn sốt "giá ảo" đất nền phân lô ở các quận ven và huyện ngoại thành đã được hạ nhiệt kịp thời nhờ có những biện pháp chỉ đạo giải quyết quyết liệt của Lãnh đạo thành phố và sự vào cuộc của các sở, ngành chức năng và các quận, huyện. Đồng thời qua đó đã giúp tăng cường sự minh bạch thông tin về quy hoạch, về chính sách tách thửa đất ở của thành phố rất được người dân đồng tình, hoan nghênh.

6 tháng đầu năm 2017, tình hình tranh chấp trong chung cư tiếp tục gia tăng.

6 tháng đầu năm 2017, tình hình tranh chấp trong chung cư tiếp tục gia tăng.

Việc Bộ Tài chính công bố danh sách 60 dự án nhà ở sử dụng quỹ đất do thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoặc di dời nhà xưởng vào khu công nghiệp, chuyển sang cơ quan Thanh tra Chính phủ tham khảo trong quá trình thực hiện kế hoạch thanh tra về đất đai năm 2017, đã có tác động đến chủ đầu tư và cả người mua nhà.

Theo đó, thực hiện khoản 12 điều 6 Luật Nhà ở về việc nghiêm cấm "sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở" (áp dụng kể từ ngày 1/1/2016) đã có tác động đến nhiều hộ dân và doanh nghiệp đã có hoạt động kinh doanh nhiều năm (thậm chí có những trường hợp đã kinh doanh ổn định vài chục năm qua) ở một số khu chung cư cũ có truyền thống vừa ở vừa kinh doanh, hoặc tầng trệt hoạt động kinh doanh.

HoREA lấy ví dụ điển hình như tầng trệt chung cư cũ 91 Nguyễn Du, quận 1 chủ yếu là các văn phòng luật sư, công chứng, hoặc chung cư cũ trệt, một lầu số 76 - 90 Lê Lợi, quận 1 mà mỗi căn hộ tầng trệt, lầu 1 đều kinh doanh và cũng tác động đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô nhỏ.

Thị trường BĐs TP.HCM 6 tháng đầu năm 2017 có nhiều diễn biến tích cực.

Thị trường BĐs TP.HCM 6 tháng đầu năm 2017 có nhiều diễn biến tích cực.

Đối với các phân khúc BĐS, HoREA nhận định, thị trường văn phòng cho thuê đang phát triển khá ổn định tại TP.HCM, tổng nguồn cung văn phòng cho thuê hiện nay có khoảng 1,8 triệu mét vuông sàn; trong 6 tháng đầu năm, giá thuê văn phòng hạng A bình quân khoảng 37 USD/m2/tháng, hạng B khoảng 22 USD/m2/tháng, tăng nhẹ từ 1,2% - 4,8%; không có nguồn cung mới văn phòng hạng A; nguồn cung mới văn phòng hạng B chỉ có 1 tòa nhà với 5.500m2.

Thị trường trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang phát triển mạnh với nhiều thương hiệu mới như Aeon, Central, Auchan Super, Family Mart, Seven Eleven... nhưng với việc phát triển rất nhiều các dự án chung cư có khối đế kinh doanh thương mại, dịch vụ quy mô trung bình (chỉ khoảng vài ngàn mét vuông sàn) thì nhiều chủ đầu tư đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác để khai thác, kinh doanh.

Thị trường căn hộ khách sạn, căn hộ dịch vụ, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng (officetel, condotel, serviced apartment) đang có sự phát triển rất mạnh trong thời gian qua, thậm chí có dấu hiệu cung vượt cầu.

Cụ thể, tỷ lệ căn hộ condotel hiện chiếm khoảng 56%, cao hơn nguồn cung phòng khách sạn, resort (chỉ chiếm 44%) tổng nguồn cung. Điều này được HoREA cho là không bình thường, vì thông thường ở các nước, nguồn cung căn hộ condotel thường thấp hơn nguồn cung phòng khách sạn, resort; và việc chủ đầu tư cam kết lợi nhuận lên đến 12%/năm trong 8 - 12 năm là quá cao, chưa đảm bảo phát triển bền vững, tiềm ẩn yếu tố rủi ro cho nhà đầu tư thứ cấp.

Đặc biệt, một vấn đề cần được Nhà nước quan tâm, theo HoREA chính là tính pháp lý của loại sản phẩm này do hiện nay chưa được quy định rõ ràng trong Luật Nhà ở.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top