Aa

Hướng dẫn dọn ban thờ ngày Tết theo phong tục cổ để nhiều tài lộc năm Đinh Dậu 2017

Thứ Năm, 01/01/1970 - 08:00

Từ xưa đến nay, dọn bàn thờ ngày Tết đã là phong tục quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ với chư vị thần phật cũng như thể hiện sự kết nối với tổ tiên.

1. Dọn ban thờ ngày Tết, phong tục đẹp và linh thiên.

Từ xưa đến nay, dọn ban thờ ngày Tết đã là phong tục quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ với chư vị thần phật cũng như thể hiện sự kết nối với tổ tiên. Tuy nhiên để việc dọn và bày biện ban thờ được đúng cách và mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ, bạn cũng nên chú ý một số vấn đề về cách thức tiến hành, thời điểm tiến hành…

 Xem thêm: Vì sao phải coi trọng việc xông đất đầu năm? Chọn người xông đất như nào để cả năm may mắn?

2. Thời điểm tiến hành dọn ban thờ ngày Tết

Dọn ban thờ còn được gọi là bao sái, tuy không còn là phong tục xa lạ, nhưng tùy địa phương và gia đình mà thời điểm tiến hành có khác nhau. Đa số gia đình chọn khoảng thời điểm từ ngày 23 tháng Chạp cho đến trước 30 Tết Nguyên đán.

Theo đó, dân gian quan niệm đây là khoảng thời gian Táo quân vắng mặt, việc xê dịch đồ thờ sẽ không bị mạo phạm. Ngoài ra, khi Táo quân trở lại thì ban thờ đã được sạch sẽ đển đón các ngài. 

Một số gia đình thì quan niệm việc dọn ban thờ có thể tiến hành bất kỳ thời điểm nào miễn là khi thấy ban thờ không còn được sạch sẽ, thanh tịnh.

Tuy nhiên với dịp Tết thì còn có thể dọn ban thờ từ 20 tháng Chạp. ban thờ sạch sẽ, đồ lễ ngay ngắn đầy đủ, thể hiện lòng thành kính và sự kết nối linh thiêng với tổ tiên, các cụ sẽ vui lòng phù trì cho con cháu bình an, may mắn, phát tài phát lộc.

Đồng thời cũng theo quan niệm dân gian, việc dọn ban thờ ngày Tết cho sạch sẽ, tránh đồ lễ lộn xộn cũng là cách để tránh lộc của gia chủ bị rơi vãi.

Xem Tử vi 12 con giáp năm Đinh Dậu 2017

3. Hướng dẫn dọn ban thờ ngày Tết theo phong tục cổ để nhiều tài lộc năm Đinh Dậu 2017

Phần quan trọng nhất trong nhà là ban thờ tổ tiên, do đây là nơi được coi là nơi linh thiêng, ngày thường không được tùy ý động chạm di chuyển mà chỉ lau chùi sạch sẽ, người xưa cho rằng nếu xê dịch sẽ làm kinh động đến chỗ của thần, thần không được an vị thì không muốn ở lại lâu, không chăm sóc cho nhà mình được.

Ngày nay do thời gian có hạn hoặc một số kiêng kị không được lưu truyền trong dân gian nên không còn nhiều người biết cách dọn ban thờ và cách bài trí ban thờ gia tiên sao cho đúng phong thủy và mang lại may mắn như phong tục cổ nhân.

Chuẩn bị

Chổi quét ban thờ, khăn lau chuyên dụng mềm để tránh xước đồ thờ, nước sạch, nước thơm, có thể dùng nước ấm hoặc rượu trắng ngâm gừng.

Trước khi dọn dẹp ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc.

Sau đó gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.

Tiến hành lau dọn

Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước.

Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.

Ngày nay có nhiều người đem tro bát hương đổ cũ ra sông, thay vào bát hương tro mới, nhưng người xưa thì dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ, lọc xong lại đổ vào bát hương chứ không đổ đi. Việc lọc tro cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần phật.

Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và công đoạn này cũng rất phức tạp. Trước hết phải chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi đặt xong thì đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian:

- Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt

- Que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt

- Cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt

- Cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt

Cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà tổ cô cũng làm như vậy.

Lưu ý

Nếu gia đình có tang ma thì không nên tiến hành dọn ban thờ ngày Tết. Bởi dân gian quan niệm việc này để tránh khói bụi bay vào mắt người đã khuất.Ngoài ra, bạn nên nhớ những đồ vật không liên quan đến việc thờ cúng ví dụ như vật phẩm phong thủy thì không nên đặt lên ban thờ.

Nhưng ngày nay, do cuộc sống bận rộn nên không hẳn tất cả những tập tục trên còn phù hợp. Xin nêu lại tập tục cổ nhân như một cách để bạn đọc tham khảo, thêm phần hiểu biết về phong tục tập quán của người xưa trong những ngày xuân đang tới với hi vọng mọi người sẽ gặp những may mắn mới, thành công mới.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top