Aa

Kết nối và hỗ trợ xúc tiến đầu tư: Hướng tiếp cận mới trong thu hút FDI

Chủ Nhật, 03/03/2019 - 08:40

Doanh nghiệp đóng vai trò là “cầu nối” và hỗ trợ xúc tiến đầu tư được đánh giá là một hướng tiếp cận mới và khôn ngoan, trong việc nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI.

Ngày 2/3/2019, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương đã tổ chức Chương trình Gặp mặt đầu xuân – Kết nối và hỗ trợ xúc tiến đầu tư.

Chương trình đã thu hút đông đảo sự quan tâm tham dự của các cơ quan Nhà nước, các Hội, Hiệp hội như Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt – Nhật, đại diện các tỉnh UBND tỉnh Quảng Trị, Bình Thuận, Nghệ An, Hòa Bình, Điện Biên, các chuyên gia, các nhà đầu tư, môi giới đầu tư và đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Á, châu Âu.

chương trình mới “Kết nối và Hỗ trợ xúc tiến đầu tư”.

Ông Phan Văn Quý, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thái Bình Dương chia sẻ vai trò của doanh nghiệp trong kết nối và hỗ trợ đầu tư.

Phát biểu tại Chương trình, Ông Phan Văn Quý, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương cho biết: Trong những năm qua, Tập đoàn Thái Bình Dương đã liên doanh, liên kết với một số đối tác lớn ở trong và ngoài nước để triển khai đầu tư một số dự án với tổng vốn đầu tư hàng tỷ đô la. Qua việc hợp tác này, Tập đoàn đã góp phần tăng thu hút đầu tư cho địa phương nơi thực hiện dự án, tăng cường nội địa hoá theo chủ trương của Nhà nước, và nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến từ đối tác nước ngoài.

Từ những thành công bước đầu, Tập đoàn tiếp tục triển khai chương trình mới “Kết nối và Hỗ trợ xúc tiến đầu tư”. Qua chương trình này, Tập đoàn hy vọng sẽ tạo thêm một mô hình, một phương thức tiếp cận mới trong thu hút đầu tư, để ngày càng kêu gọi được nhiều và nhiều hơn nữa các doanh nghiệp, doanh nhân đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, đặc biệt là đầu tư ở một số địa phương tiềm năng như: Bình Thuận, Quảng Trị, Nghệ An, Hoà Bình, Điện Biên,...

Ông

Ông Nguyễn Quân Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị hy vọng “Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị - sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế trên Hành lang kinh tế Đông Tây”.

Đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp trong việc kết nối và hỗ trợ xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn FDI, ông Nguyễn Quân Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: “Tỉnh Quảng Trị có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, trong đó có 02 Khu Kinh tế,  03 Khu Công nghiệp và 14 Cụm Công nghiệp. Đặc biệt, Khu Kinh tế Đông Nam với diện tích 23.792 ha được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cùng với Đề án thành lập Khu Kinh tế Cửa Khẩu La Lay, đã tạo cho Quảng Trị những tiềm năng lợi thế nỗi trội để thu hút đầu tư. Tỉnh Quảng Trị hy vọng “Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị - sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế trên Hành lang kinh tế Đông Tây””.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cũng cho biết, nhằm thu hút các nhà đầu tư, tỉnh cam kết sẽ tiếp tục tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sẵn sàng hợp tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục đầu tư, đồng thời áp dụng các ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất, kịp thời nắm bắt, xử lý những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Tỉnh cũng đã thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch hoạt động từ đầu năm 2019 để làm đầu mối, trực tiếp đồng hành cùng nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Ông

Ông Testsu Funayama, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Mitsubishi tại Việt Nam chia sẻ “7 từ khóa” có thể tham khảo trong quá trình phát triển các tỉnh, thành phố tại Việt Nam.

Đại diện nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ông Tetsu Funayama - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, Công ty Mitsubishi Corporation Việt Nam, đồng thời là Trưởng ban Diễn đàn kinh doanh, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật bản tại Việt nam chia sẻ: “Với vai trò là một Tập đoàn đầu tư và kinh doanh toàn cầu, chúng tôi mong muốn được đóng góp để Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới. Ngoài các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, việc phát triển kinh tế tại các địa phương cũng rất quan trọng. Tôi xin phép được chia sẻ ý kiến của bản thân về “7 từ khóa” có thể tham khảo trong quá trình phát triển các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, đó là: Du lịch; Quy hoạch tổng thể; Công nghệ chế biến nông sản; Công nghệ chế biến thủy sản; Năng lượng tái tạo; IT và công nghệ sinh học; Công nghiệp”.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng, Cố vấn Chương trình Kết nối và hỗ trợ xúc tiến đầu tư đánh giá cao về sự khác biệt, độc đáo của Chương trình này trong việc mở ra một hướng tiếp cận mới thu hút FDI tại Việt Nam

Ông Nguyễn Sĩ Dũng, Cố vấn Chương trình Kết nối và hỗ trợ xúc tiến đầu tư đánh giá cao về sự khác biệt, độc đáo của chương trình trong việc mở ra một hướng tiếp cận mới thu hút FDI tại Việt Nam.

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2019, Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI, với tổng số vốn đăng ký hơn 4 tỷ USD. Tiếp đến là TP. Hồ Chí Minh với hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, dòng vốn này đóng góp chủ yếu từ hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước. Lý do nhiều nhà đầu tư nước ngoài “ưa thích” hình thức này là do thủ tục đơn giản, thuận tiện.

Làm thế nào để thu hút vốn FDI là vấn đề hết sức quan trọng, ở đó thể hiện vai trò không chỉ của các cơ quan quản lý Nhà nước và cả cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia kinh tế phân tích, việc doanh nghiệp đóng vai trò là “cầu nối” và hỗ trợ xúc tiến đầu tư, được đánh giá là một hướng tiếp cận mới và khôn ngoan trong việc nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI và tạo đà phát triển cho chính doanh nghiệp đó.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top