Aa

Khám phá chiếc đồng hồ cổ "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam

Thứ Tư, 21/11/2018 - 12:30

Chiếc đồng hồ được sản xuất từ năm 1700, trải qua hơn 3 thế kỷ được bảo quản gần như nguyên bản và vẫn hoạt động bình thường khiến nhiều người bất ngờ.

Thú chơi cổ vật

Theo lời giới thiệu của một người bạn, chúng tôi tìm gặp anh Nguyễn Ngọc Sơn (Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội) để xác thực thông tin hiện nay anh là người đang sở hữu một chiếc đồng hồ được giới chuyên gia đánh giá là cổ và "độc nhất vô nhị" tại Việt Nam.

Sau khi nghe PV giới thiệu mục đích tìm gặp, phải ngần ngừ suy nghĩ một lúc lâu anh Sơn mới đồng ý cung cấp thông tin về chiếc đồng cổ mình đang sở hữu. Dẫn chúng tôi tham quan "bộ sưu tập" đồ cổ gồm các loại đồ sứ, sừng, đồng hồ, bút... của mình anh Sơn vừa diễn giải tỷ mỉ, chi tiết về nguồn gốc xuất xứ, ý nghĩa và giá trị của từng món đồ.

Dong-ho14

Những đồ gốm cổ vài trăm năm tuổi được anh Sơn sưu tầm.

Anh Sơn cho biết, do đặc thù công việc là thường xuyên phải đi công tác tại các tỉnh thành xa nhưng từ trước đến nay anh có thói quen là cứ nghe ở đâu có đồ sứ, đồng hồ và đồ sừng cổ là anh lại tìm đến để xem, tìm hiểu rồi hỏi mua lại những món đồ độc đáo đó.

"Các món đồ cổ, đồ gốm, đồ sứ này trong mắt người không chơi hoặc không biết chơi thì nó cũng chả khác gì một cục đất nung nhưng đối với những nhà sưu tầm, những người chơi cổ vật thì nó là những báu vật", anh Sơn chia sẻ.

Chính vì không tiếc thời gian, công sức, tiền của để "tầm" những món đồ như vậy nên hiện nay trong bộ sưu tập của mình, những cổ vật tuổi thọ ít thì hàng trăm năm, nhiều thì lên đến vài trăm năm. Trong tay anh Sơn hiện có nhiều chiếc bình, chiếc lọ gốm "độc" có từ các triều đại nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh... và là niềm mơ ước được sở hữu của nhiều tay săn đồ cổ.

Đổi xế sang chục tỷ lấy...đồng hồ cổ!

Dù có trong tay rất nhiều “bảo vật” như vậy nhưng thứ làm anh Sơn say mê và mất nhiều công sức tìm kiếm, sưu tầm nhất là những chiếc đồng hồ cổ. Đam mê đồng hồ nên anh Sơn có thể hào hứng nói chuyện say sưa cả ngày không biết chán về những cỗ máy "đếm thời gian" đó.

Đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà anh Sơn là chiếc đồng hồ "khủng" có chiều cao hơn 2m, rộng khoảng nửa mét. Lớp vỏ gỗ bên ngoài đã lên màu nâu bóng, in dấu thời gian. Theo anh Sơn kể, "cơ duyên" để anh có thể sở hữu chiếc đồng hồ này khá lạ lùng và không kém phần ly kỳ.

Dong-ho13

Chiếc đồng hồ cổ được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà.

Dong-ho03

Chiếc đồng hồ được sản xuất từ năm 1700.

Trong một chuyến đi chơi tại Hưng Yên vào nhà người quen của một người bạn, anh Sơn vô tình trông thấy chiếc đồng hồ đặt ở góc nhà. Nhìn chiếc đồng hồ đó, anh Sơn ngay lập tức bị thu hút bởi kiểu dáng và nguồn gốc độc đáo của nó.

Dong-ho11

Chiếc đồng hồ do Đức và Bồ Đào Nha hợp tác sản xuất là chiếc đầu tiên được đánh ký tự No-011 trong 999 chiếc được đặt hàng.

Theo gia chủ cho biết, lai lịch của chiếc đồng hồ này được sản xuất theo đơn đặt hàng và do hai nước Đức và Bồ Đào Nhà hợp tác sản xuất từ năm 1700 với số lượng giới hạn gồm 999 chiếc. Chiếc đồng hồ này là chiếc được sản xuất đầu tiên trong lô đồng hồ nói trên với ký hiệu là No-001.

Dong-ho15

Trải qua hơn 3 thế kỷ nhưng hiện nay chiếc đồng hồ vẫn hoạt động tốt.

Dong-ho09

Để chiếc đồng hồ chạy, chỉ cần lên dây cót một lần là sẽ hoạt động cả tuần lễ.

Chiếc đồng hồ này do một vị cha sứ truyền mang về Việt Nam từ thời nhà Nguyễn. Khi đó, vị cha sứ khi đi truyền đạo vào Việt Nam đã mang theo chiếc đồng hồ để làm quà mừng thọ cho một gia đình đã cưu mang ông trong suốt thời gian dài.

Dong-ho12

Trên mặt chiếc đồng hồ cổ "độc nhất vô nhị" này hiển thị đầy đủ giờ phút, ngày tháng, năm.

Với ý nghĩ phải sở hữu bằng được chiếc đồng hồ độc đáo này, anh Sơn đã mạnh dạn đặt vấn đề mua lại của gia chủ với mức giá "không tưởng" với một món đồ cũ là hơn... 5 tỷ đồng! Tuy nhiên, chủ của chiếc đồng hồ kiên quyết không đồng ý bán.

Dong-ho04
Dong-ho05

Các máy móc, thiết bị vẫn được bảo quản nguyên vẹn qua vài trăm năm.

Những ngày sau đó anh Sơn liên tục tìm cách thuyết phục gia chủ để lại chiếc đồng hồ cho mình với mức giá cao hơn nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu quầy quậy. Không nản lòng, biết rằng chủ nhân của chiếc đồng hồ nhất định không bán của "gia bảo" nên anh Sơn đã nhờ người bạn kết nối, thuyết phục chủ sở hữu nếu không bán thì.. đổi cũng được!

Dong-ho02
Dong-ho07

Theo đánh giá của một số chuyên gia, chiếc đồng hồ hiện nay là phiên bản "độc nhất vô nhị".

Thấy anh Sơn là người chân thành, lại "biết người, biết của" nên sau đó gia chủ đã đồng ý đổi sang tay cho anh chiếc đồng hồ này để lấy một chiếc xe ô tô hạng sang của anh Sơn. Chiếc xe ô tô này trước đây anh Sơn đã mua với giá hơn 10 tỷ đồng và cũng là một vật kỷ niệm rất gắn bó với anh.

Ngay khi có được chiếc đồng hồ, anh Nguyễn Ngọc Sơn đã thuê người vận chuyển về Hà Nội và mời một vị chuyên gia tới kiểm tra, bảo dưỡng cho chiếc đồng hồ. Sau khi vị chuyên gia về đồng hồ kia tới thì ông đã "choáng" vì ngoài tuổi thọ thì chiếc đồng hồ này vẫn còn giữ được tính nguyên bản.

Dong-ho06

Ngoài giá trị về độ tuổi thì chiếc đồng hồ còn giữ được sự nguyên bản.

Sau khi kiểm tra, xem xét kỹ càng thì vị chuyên gia này khẳng định hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới thì chiếc đồng hồ anh Sơn đang sở hữu là "độc nhất vô nhị" vì trải qua hơn 3 thế kỷ nhưng tất cả các máy móc, thiết bị bên trong đều được bảo quản rất tốt, chỉ việc lên dây cót là chiếc đồng hồ này hoạt động bình thường.

Qua quan sát, chiếc đồng hồ cổ mà anh Nguyễn Ngọc Sơn đang sở hữu gồm 3 phần rõ rệt: Phần vỏ gỗ bên ngoài, phần lên dây cót và phần máy móc vận hành. Riêng phần mặt của đồng hồ có hiển thị giờ phút, ngày tháng, năm cực kỳ chính xác.

Dong-ho08

Chiếc đồng hồ được mang vào Việt Nam từ thời nhà Nguyễn để làm quà tặng.

Nghe tin anh Sơn đang sở hữu "hàng độc", rất đông người trong giới sưu tầm, tay chơi đồng hồ đã tìm đến để xem và đề nghị mua lại nhưng anh Sơn không đồng ý.

Theo anh Sơn, ngoài niềm đam mê, sở thích cá nhân thì mỗi chiếc đồng hồ được sản xuất đều thể hiện trình độ khoa học, kỹ thuật của nhân loại qua từng thời kỳ, đồng thời chứa đựng trong đó giá trị về văn hóa, ý nghĩa về thời gian nên tiền bạc không thể đo đếm được.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top