Aa

Khi doanh nghiệp địa ốc lấy khoa học – công nghệ để tạo sự đột phá

Thứ Tư, 10/04/2019 - 06:01

Tập đoàn GFS định hướng trong vòng 5 năm tới, sản phẩm từ khoa học công nghệ sẽ đóng góp 70% doanh thu của Tập đoàn, 30% còn lại là từ bất động sản và các lĩnh vực đầu tư khác.

Thấu hiểu vai trò của khoa học trong sản xuất, kinh doanh và trong cuộc sống, cùng với tư duy rất rõ ràng “Chỉ có khoa học mới tạo nên sự đột phá”, khi lấn sân sang nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao, Tập đoàn GFS xác định lấy khoa học - công nghệ làm định hướng phát triển.

Theo đó, Tập đoàn GFS định hướng trong vòng 5 năm tới, sản phẩm từ khoa học công nghệ sẽ đóng góp 70% doanh thu của Tập đoàn, 30% còn lại là từ bất động sản và các lĩnh vực đầu tư khác. Đây là điểm khác biệt và tiên phong của doanh nghiệp địa ốc trên thị trường.

Lý giải về sự lựa chọn này, PGS.TS Bùi Xuân Hồi, Phó Tổng giám đốc GFS cho hay, “Có rất nhiều lý do cho sự lựa chọn này mà chúng tôi đề cập ở đây. Tuy nhiên, tôi chỉ xin chia sẻ ngắn gọn đó là lựa chọn vừa mang tính nhân văn, đồng thời đảm bảo giá trị gia tăng tốt nhất đối với các dự án nông nghiệp”.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Chia sẻ về thị trường mà Tập đoàn GFS đang hướng tới, ông Hồi cho rằng, không chỉ ở Việt Nam mà ngay ở thị trường các nước có chất lượng cuộc sống cao thì sản phẩm hữu cơ nói chung luôn có thị trường mục tiêu là phân khúc người tiêu dùng có thu nhập cao, hướng tiêu dùng của họ tới các sản phẩm chất lượng, đặc sắc, đồng thời có những tương đồng nhất định về văn hóa để có thể cảm nhận được sự đặc sắc của sản phẩm.

Do đó, thị trường mục tiêu của GFS chắc chắn là cho người có thu nhập cao trong nước, thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường châu Âu, Mỹ, Trung Quốc rộng lớn. Với phép tính đơn giản là 1% dân số là người có thu nhập cao tại Trung Quốc là thị trường mục tiêu thì các sản phẩm hữu cơ đặc sắc của GFS chắc chắn có cơ hội phát triển ở quy mô công nghiệp.

“Chúng ta vẫn thường tạo ra một thói quen ngưỡng mộ các sản phẩm tiêu chuẩn Âu Mỹ, nên việc khai thác được những nét đặc sắc, tinh túy của nông nghiệp Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc làm cho người Châu Âu và người Mỹ thán phục, yêu mến các sản phẩm của Việt Nam. Và như thế chúng ta có cơ hội bảo tồn những tài nguyên dược liệu quý giá của chúng ta, mục tiêu “đưa Việt Nam thành vườn dược liệu của Thế giới” không phải là mục tiêu quá xa vời” – PGS.TS Bùi Xuân Hồi khẳng định.

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ban tặng hàng nghìn cây dược liệu quý hiếm, đặc sắc cùng kho tàng quý báu của nền đông y của Việt Nam, GFS kỳ vọng sẽ hiện thực hóa khát vọng chung tay đưa “Việt Nam thành vườn dược liệu của Thế giới”, góp phần thực hiện sứ mệnh “Trả lại vị thế tiềm năng vốn có của Việt Nam”.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top