Aa

Khơi thông hạ tầng, mang diện mạo mới cho bất động sản Tây Nam Bộ

Thứ Tư, 14/08/2019 - 15:15

Quy hoạch bài bản và đồng bộ đã góp phần nâng tầm diện mạo khu vực Tây Nam Bộ, bất động sản nơi đây cũng vì thế mà phát triển sôi động với nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.

Khơi thông “điểm nghẽn”, giao thông tạo đột phá mới

Tây Nam Bộ hay tên gọi khác - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và thế giới với diện tích gần 40.000km2. Có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam có đường bờ biển dài 700km, phía Tây giáp với Campuchia và phía Bắc tiếp sát vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Là địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị nhưng ĐBSCL lại bị đánh giá là khu vực chậm phát triển. Ông Nguyễn Văn Giàu – Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội đã bày tỏ quan điểm lo ngại: “Không chỉ là "vùng trũng" về phát triển kinh tế, ĐBSCL còn đang là "vùng trũng" về cơ sở hạ tầng khi thiếu hệ thống cảng nước sâu, đường sắt, trong khi đường thủy và đường bộ lại manh mún, chưa kết nối…

Xác định được yếu kém đó, lãnh đạo 12 tỉnh và 1 thành phố của Tây Nam Bộ đã tăng cường liên kết, đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Trong đó phát triển hạ tầng giao thông được xác định là 1 trong 3 khâu đột phá của ĐBSCL.

Giai đoạn 2017 - 2020, Tây Nam Bộ dự kiến sẽ có 11 dự án đường bộ cao tốc hoàn thành với tổng chiều dài 654km từ Bắc đến Nam. Bên cạnh đó, sự ra đời và đi vào hoạt động của hàng loạt cây cầu thay cho bến phà như: cầu Cần Thơ, Mỹ Thuận, Trung Lương, Vàm Cống, đường Nam Sông Hậu, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ… cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa tại các tỉnh thành miền Tây.

Cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền đã chấm dứt cảnh phụ thuộc đò – phà hàng thập kỷ

Trong 2 năm 2018 và 2019, chỉ tính riêng tỉnh Đồng Tháp đã khánh thành 2 dự án lớn là: cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống. Hai cây cầu bắc qua sông Tiền, sông Hậu giúp kết nối các tỉnh vùng lõi của ĐBSCL với TP.HCM, chấm dứt cảnh phụ thuộc vào đò – phà hàng thập kỷ.

Tới đây, Tây Nam Bộ sẽ có thêm nhiều dự án giao thông trọng điểm được triển khai như: cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, hoàn thành vào năm 2020; tàu sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ sắp khởi công; hơn 3.000 tỷ đồng nâng cấp quốc lộ nam sông Hậu nối Cần Thơ với Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu…

Những dự án này sau khi đưa vào vận hành được đánh giá sẽ thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ĐBSCL, và trở thành điểm nhấn quan trọng trong sự chuyển mình của thị trường bất động sản Tây Nam Bộ ngay từ thời điểm hiện tại.

Phát triển hạ tầng – mở đường cho bất động sản

Bên cạnh yếu tố hạ tầng, Tây Nam Bộ đang được xem là điểm đến hấp dẫn nhờ kết quả đánh giá PCI-2018 thuộc top 6 cả nước, trong đó có 3 tỉnh luôn nằm trong top 5 của bảng xếp hạng.

Chính sự cải thiện hạ tầng kết hợp cùng môi trường thuận lợi đã từng bước thay đổi rõ nét về dòng vốn đầu tư cho nhiều địa phương Tây Nam Bộ.

Đơn cử như tại tỉnh An Giang, năm 2017 đã vượt năm 2016 đến 19,27%: thu hút được 83 dự án, với tổng vốn đăng ký là 14.539 tỉ đồng.

An Giang là 1 trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Tây Nam Bộ

Hay như Đồng Tháp được xem là hình mẫu của vùng trong mời gọi đầu tư, tính đến hết năm 2018 đã cấp giấy phép mới cho 571 doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đăng ký mới cho 31 dự án với tổng vốn 2.400 tỷ đồng, trong đó đa phần là phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản với sự góp mặt của những thương hiệu lớn.

Ngày 21/7 vừa qua, Tập đoàn FLC đã khởi công xây dựng Khu đô thị FLC La Vista Sadec, dự án không chỉ là khu đô thị hiện đại mà còn được định hướng phát triển thành điểm du lịch, dịch vụ, trung tâm mua sắm giải trí hàng đầu cho người dân cũng như du khách, góp phần cải thiện diện mạo hạ tầng đô thị nơi đây.

Các dự án bắt đầu đi vào triển khai tại ĐBSCL là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy thị trường bất động sản đầy triển vọng của Tây Nam Bộ đang nóng lên từng ngày.

Thực tế, vùng Tây Nam Bộ hiện đang có rất nhiều lợi thế để phát triển các dự án bất động sản. Bởi đây là địa bàn đi sau, hiện có quỹ đất sạch rộng, giá đất còn khá “mềm”. Hiện ban lãnh đạo các tỉnh đang tổ chức quy hoạch phát triển các khu đô thị mới một cách bài bản, có quy mô lớn đồng bộ với cơ sở hạ tầng.

Những công trình giao thông mới sẽ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa, kết nối các vùng kinh tế trong vùng và quốc tế, góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa tại các tỉnh miền Tây cũng như tạo cơ hội thu hút đầu tư bất động sản vào khu vực này.

Thị trường Tây Nam Bộ trở nên sôi động với sự đổ bộ của các tập đoàn bất động sản

Đây cũng có thể xem là một trong những động lực vững chắc cho sự phát triển đồng bộ và tươi sáng của thị trường địa ốc Tây Nam Bộ trong tương lai. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top