Aa

Không ai quản lý máy in thẻ tiết kiệm của Vietinbank?

Thứ Tư, 26/09/2018 - 08:01

Chỉ một nhân viên của Vietinbank đã không chỉ một lần mà có tới hơn 40 lần in lại sổ tiết kiệm với số seri khác nhưng nội dung vẫn giống sổ thật của khách hàng. Vậy, bên lừa đảo quá tinh vi hay bên bị “qua mặt” quản lý lỏng lẻo?

Theo Bản án số 27/2018/HS-ST ngày 18/7/2018 của Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý N.T.T.T. – nhân viên công tác tại phòng giao dịch Lục Nam thuộc Vietinbank Bắc Giang, người đã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao thực hiện hành vi rút tiền của ngân hàng từ tài khoản của 31 khách hàng. Tổng số 44 sổ/thẻ tiết kiệm. Trong đó có rút tiền trong tài khoản của 1 khách hàng hơn 21 tỷ đồng.

Lỗi ở máy in thẻ tiết kiệm?

Một trong nhữngnguyên nhân khiếnT.lừa đảo chiếm đoạt tiền thành công đó là việc dễ dàng in vài chục thẻ tiết kiệm với số seri khác của khách hàng. Phải chăng việc in thẻ tiết kiệm tại Vietinbank quá dễ dàng?

Theo tìm hiểu của phóng viên, quy định của Vietinbank về việc in, phát hành lại thẻ tiết kiệm có kỳ hạn cho phép thực hiện in lại thẻ tiết kiệm cho khách hàng trong trường hợp cấp lại do bị mất thẻ hoặc cấp đổi do thẻbị hỏng, đến kỳ hạn tiếp tục tái đáo hạn.

Trong quá trình nhận chức trách, nhiệm vụ, T. đã không thực hiện đúng theo quy trình của việc in phát hành lại thẻcó kỳ hạn cho khách hàng mà tự ý in lại thẻ sau đó trình Kiểm soát viên ký duyệt, đóng dấu giữ lại để nhằm mục đích lập chứng từ rút tiền chiếm đoạt. Bằng cách này, T. đã chiếm đoạt của 20 khách hàng qua 25 thẻvới tổng số tiền là hơn 13,1 tỷ đồng, 46 nghìn Euro, 31.600 USD.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

“Chiến thuật” thứ nhất N.T.T.T. dùng cho bà Nguyễn Thị Kim T, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang gửi qua 2 thẻ tiết kiệm với số tiền hơn 700 triệu đồng cả lãi và gốc. Do có mối quan hệ họ hàng với N.T.T.T. nên tháng 7/2013 bà Kim T. có trao đổi với nhân viên này về việc muốn gửi tiết kiệm. Lúc đó T. đang làm tại PGD Lục Nam nhưng được phân công đến hội sở Vietinbank chi nhánh Bắc Giang để tiếp nhận số tiền gửi này.

T. làm thủ tục gửi số tiền 500 triệu đồng vào số tài khoản A, làm thủ tục in phát hành thẻ tiết kiệm seri A1 mang tên bà T. Kỳ hạn 13 tháng từ tháng 7/2013 - 8/2014 và giao cho bà Kim T. quản lý. Một tháng sau đó (8/2013), T. đã thực hiện in thẻ tiết kiệm có số seri A2 có nội dung thông tin giống A, vẫn mang tên bà T. Sau đó chuyển qua cho kiểm soát viêntên P.T.T.M - Phó phòng phụ trách phòng giao dịch Lục Nam ký xác nhận. Sau khi thẻ được ký đóng dấu thì T. giữ lại và chỉ một tuần sau đó T. dùng thẻ seri A2 và lập chứng từ rút tiền chuyển cho KSV khác tại PGD Lục Nam (Đ.M.B) để rút 100 triệu đồng và 3 ngày sau rút hơn 400 triệu đồng cả gốc và lãi.

Đến tháng 7/2014, bà Kim T. lại đến Vietinbank Bắc Giang gửi tiết kiệm 200 triệu đồng và nhận thẻ seri B1 và số tài khoản B. Thời điểm này T. đang làm tại PGD Lục Nam nhưng biết bà Kim T. gửi tiền nên 2 tháng sau đó (tháng 4/2014) T. đã in thẻ seri B2 và lại lặp lại trình tự giống hệt lần trước.

“Chiến thuật” qua mặt từ phòng giao dịch đến hội sở

Vẫn cách làm in lại thẻ tiết kiệm lần 2 của khách hàng để quản lý và lập chứng từ giả chữ ký khách hàng nhưng càng ngày đối tượng này càng có hành vi nguyhiểm hơn. T. muốn chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm của bà Đỗ Thị N. tại đường Nguyễn Văn Cừ nhưng số tiền vượt hạn mức phê duyệt của phòng giao dịch Lục Nam. Tuy nhiên, sau khi được ông Phạm Hải kiểm soát và ký xácnhận trên chứng từ thực thi, T. đã scan toàn bộ chứng từ gửi về hội sở Vietinbank Bắc Giang. Bà Dương Thị Chính làm kiểm soát viên đã tiếp nhận thủ tục và in chứng từ scan để kiểm tra và phê duyệt trên màn hình máy tính, đồng ý cho rút tiền. Số tiền cả lãi lẫn gốc là 1,05 tỷ đồng.

Rút tiền của khách hàng phòng giao dịch khác

Qua mối quan hệ xã hội, T. biết khách hàng Đỗ Thị V. đến phòng giao dịch Hoàng Văn Thụ gửi số tiền 5,2 tỷ đồng. T. truy cập vào hệ thống, thực hiện in thẻ tiết kiệm có số seri khác nhưng nội dung giống sổ thật đưa cho khách hàng V. Do số tiền vượt hạn mức T. lại tiếp tục scan chứng từ đã được kiểm soát viên PDG Lục Nam duyệt và gửi đến hội sở và được phê duyệt qua máy tính. T. đã rút được toàn bộ số tiền trên.

Trong vụ án này, nhân viên Vietinbank tiếp tục hành vi lừa đảo như thế nào, Vietinbank đứng ở đâu trong mỗi hành vi đó?

Reatimes sẽ tiếp tục thông tin./.

Theo bản án, Cơ quan điều tra xác định nhân viên N.T.T.T. phạm tội thông qua 5 hành vi chính.

Thứ nhất là hình thức in lại thẻ tiết kiệm thứ hai có nội dung giống thẻ tiết kiệm của khách hàng quản lý để sử dụng lập chứng từ giao dịch rút tiền chiếm đoạt.

Hành vi thứ hai, nhân viên này nhận tiền gửi của khách hàng sau đó gửi vào tài khoản của khách hàng khác, in thẻ tiết kiệm và giữ lại lập chứng từ rút tiền gửi của khách hàng để chiếm đoạt tiền. Để tránh bị khách hàng nghi ngờ T. đã tạo ra thẻ tiết kiệm có một mặt in thông tin cá nhân của khách hàng gửi tiền, mặt còn lại thông tin số tài khoản gửi tiết kiệm của người khác nhưng thể hiện số tiền bằng số tiền khách hàng gửi tiết kiệm.

Hành vi thứ ba là nhân viên này sử dụng chính thẻ tiết kiệm do mình giữ lại của khách hàng hoặc sử dụng thẻ tiết kiệm được khách hàng giao cho, lợi dụng việc khách hàng ký sẵn chứng từ chi tiền hoặc T. tự ký giả chữ ký khách hàng để lập chứng từ giao dịch rút tiền chiếm đoạt.

Thứ tư, nhân viên này lợi dụng khách hàng có gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm nhưng chưa in thẻ tiết kiệm sau đó tự ý in thẻ tiết kiệm và quản lý nhằm sử dụng để chiếm đoạt.

Và hành vi thứ năm, nhân viên Vietinbank còn có hành vi tự lập phiếu lĩnh tiền và ký giả chữ ký khác.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top