Theo quy luật, ở đâu mở đường thì ở đó hình thành xu hướng đón đầu hạ tầng để phát triển bất động sản. Việc quy hoạch mở rộng các tuyến đường huyết mạch khu vực phía Tây Hà Nội đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án bất động sản phát triển, mang đến nhiều cơ hội lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư và khách hàng.
Nếu vào thời điểm khoảng 10 - 20 năm trước, khó có thể tưởng tượng được diện mạo vùng đất phía Tây Hà Nội lại thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Có được kết quả này là kết quả từ việc quy hoạch kết nối giao thông giữa khu vực với trung tâm thành phố đã được cải tạo, mở rộng. Cụ thể, là các trục đường mới được phát triển như Đại Lộ Thăng Long, Tố Hữu, Lê Trọng Tấn, đường Trung Văn kết nối Mễ Trì - Mỹ Đình.
Cùng với đó trục vành đai 3,5 và cầu Thượng Cát; trục đường Tây Thăng Long kết nối khu Tây Hồ Tây với huyện Đan Phương; chạy song song Quốc lộ 32; hay Quốc lộ 70 nối từ Nhổn tới Đại lộ Thăng Long, chạy qua huyện Hoài Đức cũng đang được triển khai xây dựng, mở rộng lên tới 4 làn xe.
Đáng chú ý, phía Tây cũng là khu vực duy nhất trên địa bàn Hà Nội tập trung toàn bộ các hệ thống giao thông công cộng hiện đại của thành phố. Bao gồm tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội đang dần hoàn thiện. Tuyến xe buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã qua trục Tố Hữu đã đi vào hoạt động...
Ngoài ra, tuyến buýt 107 mới mở đã kết nối khu vực trung tâm thành phố với các vùng lân cận phía Tây. Tuyến buýt 107 chạy từ Kim Mã theo trục đại lộ Thăng Long hướng qua khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc và điểm cuối tại làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam. Sự mở mới này, giúp cho việc di chuyển ra vào nội đô được dễ dàng và thuận tiện hơn.
Theo thông tin từ tại Hội nghị về thu hút đầu tư của TP. Hà Nội cho thấy, tính đến hết tháng 6/2018 có tới 90% số vốn đầu tư kể trên nhắm vào lĩnh vực bất động sản. Đáng chú ý, phía Tây của Thủ đô tiếp tục là một trong các "điểm nóng" đầu tư. Cũng theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Savills nhận định, quỹ đất các quận nội thành như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ... hầu như không còn, đặc biệt là đối với mảng biệt thự nhà liền kề và những dự án có quy mô lớn. Trong khi đó quỹ đất đang rất nhiều tại các quận vùng ven phía Tây như: huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất.... đây sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư bất động sản lớn.
Hiện tại các "ông lớn" đầu tư dự án tại khu vực phía Tây phải kể đến những tên tuổi lớn như Vingroup, Nam Cường,...đã góp phần thay đổi diện mạo của vùng đất phía Tây. Giới phân tích cho rằng, khu Tây Hà Nội đang là một thị trường mang lại nhiều sức hút đối với những người có nhu cầu ở thực cũng như các nhà đầu tư.
Trong các dự án nổi bật tại khu Tây không thể không nhắc đến Khu đô thị xanh Dương Nội. Vốn dĩ, tiêu chí sống xanh an lành đang là một trong những tiêu chí hàng đầu của người dân khi mua nhà ở. Thấu hiểu xu hướng chung của kiến trúc và quy hoạch đô thị trong thời đại mới, cũng như xu hướng của người dân, Tập đoàn Nam Cường đầu tư và xây dựng những khu đô thị xanh trên cái nhìn tổng thể, không những vì lợi ích của con người mà cả vì sự tồn tại của thiên nhiên. Đến nay, Khu đô thị Dương Nội được xây dựng gần như hoàn thiện với đầy đủ cơ sở hạ tầng và tiện ích xã hội phục vụ người dân và sẵn sàng trở thành một trong những dự có tên tuổi tại khu Tây Hà Nội.
Ngoài ra, giới phân tích cho rằng, trong bản đồ bất động sản Thủ đô khu vực sôi động và có tính thanh khoản cao nhất hiện đang là khu Tây. Do đó, người mua nhà sẽ là người hưởng lợi bởi khi tính cạnh tranh càng cao, khiến chủ đầu tư luôn phải chú trọng đầu tư chiến lược và kế hoạch thực hiện dự án chuyên nghiệp