Kiến tạo khu đô thị hiện đại góp phần phát triển kinh tế cửa khẩu

Kiến tạo khu đô thị hiện đại góp phần phát triển kinh tế cửa khẩu

Thuý Quỳnh
Thuý Quỳnh quynhbui.reatimes@gmail.com
Thứ Sáu, 25/11/2022 - 09:30

 

đô thị hiện đại, tnr stars kiến tường, đô thị cửa khẩu, kinh tế cửa khẩu, đô thị thông minh
đô thị hiện đại, tnr stars kiến tường, đô thị cửa khẩu, kinh tế cửa khẩu, đô thị thông minh

Ngay từ năm 2008, tại quyết định số 52/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020” đã xác định mục tiêu xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu trên các khu vực biên giới trở thành những vùng kinh tế động lực của từng tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia. Quá trình phát triển kinh tế cửa khẩu phải kết hợp chặt chẽ với phát triển nguồn nhân lực, đồng bộ quy hoạch các công trình hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao, khu dân cư...).

Việt Nam hiện có 26 khu kinh tế cửa khẩu, trải dài trên 15 tỉnh thành ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Các khu vực cửa khẩu đều được đánh giá là giàu tiềm năng kinh tế, không chỉ về thương mại hàng hóa mà còn về thương mại dịch vụ, du lịch. Những khu kinh tế cửa khẩu nằm tại những vị trí đắc địa như Móng Cái (Quảng Ninh), Đồng Đăng (Lạng Sơn), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lào Cai, Long An... được kỳ vọng sẽ phát triển bứt phá, đóng góp phần lớn vào kinh tế của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Tầm quan trọng của các khu kinh tế cửa khẩu với bức tranh kinh tế của cả nước đã liên tục được khẳng định. Theo báo cáo “3 thập niên phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế Việt Nam”, khu kinh tế cửa khẩu có vai trò quan trọng trong thúc đẩy giao thương, giao lưu văn hóa của cư dân biên giới, góp phần tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch…

Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái. (Ảnh: Internet)

Một trong những điển hình phát triển kinh tế vùng biên giới và cũng là khu kinh tế cửa khẩu đầu tiên của nước ta là khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Kể từ khi thành lập, khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đã đem lại nhiều sự thay đổi tích cực về kinh tế - xã hội cho tỉnh Quảng Ninh. Trong 5 năm 2015 - 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đạt trên 30 tỷ USD; thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 4.647 tỷ đồng. 

Song hành với tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân khu vực cửa khẩu Móng Cái cũng được nâng cao. Những dự án đô thị với quy mô lớn, quy hoạch hiện đại, thông minh và có tính đột phá đã giúp TP. Móng Cái được công nhận là đô thị loại II vào năm 2018 - sau 6 năm kể từ khi khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái được phê duyệt chính thức. 

Cùng với khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cũng đang bước vào thời kỳ phát huy lợi thế kinh tế thông qua tăng cường tiếp nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư và các hoạt động kinh doanh.  

Trong năm 2020, vượt qua ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu thuộc khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn đạt trên 17,5 tỷ USD. Tổng sản phẩm trong địa bàn (GRDP) của khu kinh tế rộng 392km2 này chiếm đến 40% GRDP của toàn tỉnh Lạng Sơn (diện tích 8.300km2). 

Có thể nói, diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều chuyển biến. Các hạ tầng như siêu thị, trung tâm thương mại, thể thao văn hóa, y tế, giáo dục cũng được xây dựng, đáp ứng nhu cầu của người lao động và cư dân.

Song song với các khu kinh tế cửa khẩu phía Bắc, những khu vực biên giới phía Nam cũng nhanh chóng bắt nhịp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên giới. Khu kinh tế cửa khẩu Long An là một trong những khu vực nổi bật, được phê duyệt quy hoạch vào năm 2015 với diện tích 13.000ha, gồm một phần thị xã Kiến Tường và các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, đi qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp và cửa khẩu phụ Long Khốt.

Khu kinh tế cửa khẩu nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, dồi dào tiềm năng về nông - thủy sản. Hạ tầng giao thông tại đây thuận lợi về cả đường bộ và đường thủy với các tuyến Quốc lộ 62, N1, N2; tuyến sông Vàm Cỏ Tây, kênh Dương Văn Dương đi về các tỉnh miền Tây, kênh Thủ Thừa, sông Bến Lức, Chợ Đệm đi TP.HCM. 

Đến nay, sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, khu kinh tế cửa khẩu Long An đã thu hút được các dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 75 triệu USD, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực phía Nam nói chung. 

Từ đó, đời sống dân cư vùng biên giới thuộc cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp cũng có nhiều sự thay đổi tích cực. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, hiện nay khu kinh tế cửa khẩu tại Long An đã giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động, góp phần tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Có thể thấy, các khu kinh tế cửa khẩu tại Việt Nam đều có thể phát triển vượt trội nếu được khai thác triệt để, đồng bộ và hiệu quả dựa trên những lợi thế sẵn có. Tuy nhiên đến nay, thực tế phát triển cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn để có thể phát huy tiềm năng của các khu kinh tế cửa khẩu.

“Điểm nghẽn” hạ tầng là một trong những yếu tố cản trở hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và tăng trưởng kinh tế nói chung. Trong đó, hạ tầng thương mại biên giới hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động mua bán, trao đổi, lưu thông hàng hóa; hệ thống bến bãi đỗ xe còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của các khu kinh tế cửa khẩu mặc dù đã được quan tâm, đầu tư xây dựng nhưng chưa thật sự đồng bộ; chưa đồng đều giữa không gian sản xuất, đô thị và văn hóa khiến nhiều khu kinh tế cửa khẩu chưa thể cung cấp cho người lao động và cư dân môi trường sống toàn diện để gắn bó lâu dài, từ đó khó duy trì trạng thái ổn định về hiệu suất kinh tế. 

đô thị hiện đại, tnr stars kiến tường, đô thị cửa khẩu, kinh tế cửa khẩu, đô thị thông minh

Để khu kinh tế cửa khẩu phát huy hiệu quả nguồn lực và tiềm năng sẵn có, cần giải quyết sớm và dứt điểm nút thắt về hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng dân cư để cân bằng giữa không gian sản xuất với không gian sống, văn hóa, giải trí. 

Theo phân tích của TS. Nguyễn Đức Kiên và TS. Chu Khánh Lân - Tổ trưởng và thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tưởng Chính phủ, các khu kinh tế cửa khẩu trải qua ba cấp độ phát triển từ thấp đến cao. Cấp độ thấp nhất là khu vực giao thương giữa hai hoặc nhiều quốc gia với một số ưu đãi về thuế; cấp độ thứ hai là khu vực kinh tế cung cấp đa dạng dịch vụ thương mại và hậu cần. Ở cấp độ thứ ba - hình thái phát triển cao nhất, khu kinh tế cửa khẩu cần phát triển ở tầm một đô thị lớn, có tính tích hợp cao với phần còn lại của nền kinh tế.

Từ thực tế phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ở nước ta, có thể thấy bên cạnh những khu vực thành công thì cũng còn những trường hợp chỉ đạt được ở cấp độ thấp khi các khu công nghiệp chỉ thuần túy nhận ưu đãi về thuế mà không tạo ra thặng dư thương mại.  

đô thị hiện đại, tnr stars kiến tường, đô thị cửa khẩu, kinh tế cửa khẩu, đô thị thông minh

Nghiên cứu của TS. Nguyễn Đức Kiên và TS. Chu Khánh Lân cũng nhấn mạnh, để phát triển kinh tế cửa khẩu toàn diện, kiểu mới, cần đồng bộ hạ tầng, hài hòa không gian giữa sản xuất, đô thị và văn hóa. 

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đô thị hóa là quá trình tất yếu và hạ tầng đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực lao động và vốn kinh doanh. Hạ tầng đô thị là nền tảng cơ sở cần thiết để phát triển kinh tế vùng, đặc biệt là những vùng kinh tế như khu vực cửa khẩu, giúp nâng cao đời sống xã hội và duy trì sự ổn định của lực lượng lao động, thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thương mại nội khu.

Do đó, nâng cấp hạ tầng đô thị cũng là một trong những biện pháp quan trọng để khu kinh tế cửa khẩu phát huy tối đa nguồn lực. Tại Hội nghị phát triển kinh tế khu vực biên giới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng nhấn mạnh, cần nghiên cứu đề xuất chính sách hoặc ban hành chính sách địa phương đủ sức hấp dẫn, đồng bộ, khả thi để thu hút đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội nhất là đô thị và công nghiệp thương mại, nhất là đầu tư tư nhân; huy động nguồn lực xã hội và khai thác quỹ đất, lợi thế kinh doanh thương mại tại vùng biên giới.

đô thị hiện đại, tnr stars kiến tường, đô thị cửa khẩu, kinh tế cửa khẩu, đô thị thông minh

Để phát huy tiềm năng kinh tế dồi dào của khu vực cửa khẩu, tỉnh Long An cũng xác định chiến lược đầu tư là tận dụng tối đa lợi thế, lấy công nghiệp là động lực phát triển, logistic và đô thị sinh thái là hạng mục quan trọng. Do đó, khu kinh tế cửa khẩu Long An trở thành một trong những khu vực được ưu tiên đầu tư phát triển. 

Theo Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Long An, cấu trúc không gian khu kinh tế cửa khẩu Long An được hình thành theo mô hình đô thị trung tâm Kiến Tường với hai hành lang đô thị (hành lang Kiến Tường - Bình Hiệp và hành lang Bình Hiệp - Vĩnh Bình) gắn với hai cửa khẩu dựa trên các tuyến Quốc lộ 62, Quốc lộ N1 (tỉnh lộ 831) và tỉnh lộ 831C.

Đến năm 2030, quy mô dân số khoảng 105.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 70.000 người; tỷ lệ đô thị hóa là 66%. Do đó, bên cạnh những dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp, tại khu kinh tế cũng đang dần hình thành các khu vực dân cư, thương mại để đảm bảo có đủ cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu an sinh xã hội, đồng thời hướng đến phát triển bền vững, xây dựng cảnh quan sinh thái và thúc đẩy thương mại phát triển.

đô thị hiện đại, tnr stars kiến tường, đô thị cửa khẩu, kinh tế cửa khẩu, đô thị thông minh

Từ những năm đầu thành lập, khu kinh tế cửa khẩu Long An, ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An đã khẳng định: “Khu kinh tế cửa khẩu Long An được xác định là khu trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, động lực phát triển của tiểu vùng phía Tây tỉnh Long An; là đầu mối giao thông vùng TP.HCM, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế, đầu mối giao thương kết nối với các tiểu vùng sông Mê Kông; là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm khu phi thuế quan và khu thuế quan”.

Hiện nay, tỉnh Long An đang nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, kêu gọi các nhà đầu tư nhiều lĩnh vực đến phát triển khu vực biên giới ven cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp.

Đến nay, quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Long An đã hoàn thành một phần việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu vực cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp tại thị xã Kiến Tường với diện tích quy hoạch 68,36ha. Trong đó, giai đoạn I đã hoàn thành và đưa vào hoạt động khu Trạm kiểm soát liên hợp, bãi xe, đường giao thông kết nối bến thủy nội địa... Giai đoạn II của dự án tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông theo quy hoạch với việc triển khai xây dựng một số tuyến đường nội bộ.

Tỉnh Long An cũng kiến nghị Chính phủ sớm bố trí nguồn vốn hơn 11.000 tỷ đồng cho 3 dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Long An bao gồm: Quốc lộ 62, đoạn từ nút giao với Quốc lộ 1 đến cửa khẩu Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An; tuyến N2, đoạn Đức Hòa, tỉnh Long An - Mỹ An, tỉnh Đồng Tháp và đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua Long An. 

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út khẳng định, với kế hoạch đầu tư hạ tầng giao thông trung hạn đang dự kiến triển khai, khu kinh tế cửa khẩu sẽ có nhiều điều kiện phát triển và là một điểm sáng trong thu hút đầu tư.

đô thị hiện đại, tnr stars kiến tường, đô thị cửa khẩu, kinh tế cửa khẩu, đô thị thông minh

Nắm bắt mối liên hệ mật thiết, không thể tách rời giữa hạ tầng với sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là giữa dân số với sự hình thành đô thị, TNR Holdings Việt Nam đã tập trung phát triển dự án TNR Stars Kiến Tường. Dự án sẽ đón đầu xu hướng dịch chuyển dân cư của khu kinh tế cửa khẩu Long An, đáp ứng các nhu cầu cần thiết về văn hóa, xã hội và kinh doanh, thương mại.

Dự án được quy hoạch tại trung tâm thị xã Kiến Tường, nằm trên tuyến Quốc lộ 62 nối từ TP. Tân An tới cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp. Đây là trục đường huyết mạch xuyên suốt tỉnh Long An, đang được quy hoạch mở rộng lên 4 làn đường với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng.  

đô thị hiện đại, tnr stars kiến tường, đô thị cửa khẩu, kinh tế cửa khẩu, đô thị thông minh

Được định hướng trở thành khu đô thị thương mại kiểu mẫu, TNR Stars Kiến Tường gồm 441 sản phẩm, trong đó có 197 nhà phố thương mại và 244 nhà phố liền kề. Với số lượng đáng kể nhà phố thương mại (shophouse), dự án được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh, buôn bán, cung cấp dịch vụ của khu kinh tế cửa khẩu phát triển mạnh mẽ với lượng khách hàng ổn định và hiệu suất sinh lời cao. 

Bên cạnh đó, dự án TNR Stars Kiến Tường còn tập trung kết nối không gian sống, sản xuất với không gian sinh thái, cảnh quan tự nhiên giàu bản sắc văn hóa độc đáo của người Long An và vùng Đồng Tháp Mười. Hệ thống mảng xanh của dự án được phát triển theo ý tưởng dựa trên hình ảnh của những chiếc bè hoa súng nổi, mang đậm dấu ấn miền quê của khu vực. 

đô thị hiện đại, tnr stars kiến tường, đô thị cửa khẩu, kinh tế cửa khẩu, đô thị thông minh
Phối cảnh không gian cảnh quan đô thị tại dự án TNR Stars Kiến Tường. 

Theo quy hoạch tỉnh Long An giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050, thị xã Kiến Tường sẽ lên đô thị loại II và được định hướng phát triển trở thành trung tâm đô thị vùng Đồng Tháp Mười. Do đó, TNR Stars Kiến Tường không chỉ có ý nghĩa đặc biệt với khu kinh tế cửa khẩu, mà còn là điểm sáng đô thị của tỉnh và các khu vực lân cận.

Để trở thành một đầu tàu kinh tế kéo theo sự tăng trưởng của tỉnh Long An và toàn khu vực, khu kinh tế ven cửa khẩu Bình Hiệp còn cần rất nhiều nguồn lực đầu tư để phát triển hài hòa giữa không gian sản xuất, đô thị và văn hóa. Trong bối cảnh đó, đô thị hiện đại kiểu mẫu ngay tại trung tâm vùng biên sẽ là cơ sở thúc đẩy giao lưu văn hóa - xã hội, quảng bá không gian kiến trúc đậm đà bản sắc và tạo ra một cộng đồng bền vững cho thế hệ tương lai./.

đô thị hiện đại, tnr stars kiến tường, đô thị cửa khẩu, kinh tế cửa khẩu, đô thị thông minh

đô thị hiện đại, tnr stars kiến tường, đô thị cửa khẩu, kinh tế cửa khẩu, đô thị thông minh

TNR Stars Kiến Tường hứa hẹn sẽ trở thành dự án thu hút đầu tư nổi bật tại tỉnh Long An trong thời gian tới. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top