Aa

Kỳ II: Chấp nhận "không minh bạch", chứ không để mất thêm tiền?

Thứ Tư, 01/08/2018 - 06:00

Sự kiện cổ phiếu ALP xin hủy niêm yết tự nguyện vẫn là dấu chấm hỏi lớn cho nhiều nhà đầu tư theo dõi cổ phiếu này…

 

Lỗ liên tiếp trước khi tự nguyện hủy niêm yết

Ngày 02/12/2014, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định số 474/QĐ-SGDHCM về việc hủy niêm yết đối với cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam (mã chứng khoán ALP).

Diễn biến cổ phiếu ALP trước khi huỷ niêm yết trên HOSE

Diễn biến cổ phiếu ALP trước khi huỷ niêm yết trên HOSE

Theo đó, hơn 192 triệu cổ phiếu ALP chính thức hủy niêm yết sau 7 năm giao dịch trên sàn chứng khoán (niêm yết ngày 18/12/2007) kể từ ngày 31/12/2014 do thực hiện Quyết định của ĐHĐCĐ thường niên năm 2013 số 01/2013/ĐHĐCĐ ngày 25/5/2013 của Công ty CP Đầu tư Alphanam thông qua việc hủy niêm yết tự nguyện cổ phiếu ALP.

Đây là động thái đã được dự báo trước vì Alphanam của ông Nguyễn Tuấn Hải đã thua lỗ trong nhiều năm. Đứng trước nguy cơ lỗ lũy kế 3 năm liên tiếp, Alphanam đã phải hủy niêm yết tự nguyện để tránh bị hủy niêm yết bắt buộc.

Nhìn vào báo cáo tài chính của Alphanam, có thể thấy năm 2006, thời điểm trước khi niêm yết, hệ thống công ty Alphanam được tái cơ cấu và chuyển đổi hình thức kinh doanh.

Theo đó, Alphanam là công ty mẹ sở hữu các công ty con. Năm 2006, Công ty CP Alphanam Công nghiệp đổi tên thành Công ty CP Alphanam, tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 88 tỷ đồng và đóng vai trò công ty mẹ sở hữu một số công ty trong hệ thống Alphanam.

Đây là lý do khiến doanh thu Alphanam năm 2007 hơn gấp 3 lần doanh thu năm 2006. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế năm 2007 gấp 8 lần lợi nhuận sau thuế năm 2006 dù lãi cơ bản trên cổ phiếu giữ ở mức tương đương, trên 3.000 đồng/cổ phiếu.

Năm 2007, khi mới niêm yết, là thời điểm lợi nhuận sau thuế của ALP đạt mốc cao nhất, gần 123 tỷ đồng. Sau đó, dù liên tiếp đầu tư, liên doanh và sáp nhập các công ty, lợi nhuận sau thuế của Alphanam giảm dần và bắt đầu lỗ năm 2012 gần 149 tỷ đồng. Năm 2013, khoản lỗ tăng lên 213 tỷ đồng và lũy kế 9 tháng đầu năm 2014 là gần 144 tỷ đồng.

Một trong

Luxury Apartment Đà Nẵng - một trong những dự án đình đám của Alphanam

Do trích lập dự phòng

Trong các giải trình kết quả kinh doanh lỗ, ALP cho biết do công ty mua lại các công ty con (lỗ) nên phải trích lập dự phòng và phân bổ lợi thế thương mại.

Đầu năm 2011, ALP tiến hành góp vốn thành lập Công ty cổ phần với Tập đoàn Kansai (Nhật Bản). Tập đoàn Kansai là đối tác trong ngành sơn của ALP từ năm 2001. Đến tháng 12/2011, hoạt động sản xuất và kinh doanh các loại sơn và vật liệu xây dựng đã chuyển giao cho Công ty TNHH Sơn Kansai – Alphanam.

Từ năm 2011 đến 2014, tỷ lệ sở hữu của ALP tại công ty này vẫn là 35% nhưng trị giá phần vốn góp đã giảm từ 110 tỷ đồng xuống còn 88 tỷ đồng theo ghi nhận từ các báo cáo tài chính soát xét của Alphanam. Hơn nữa, phần lỗ từ Kansai – Alphanam được ghi nhận trong báo cáo tài chính hợp nhất là 10,5 tỷ đồng năm 2013 và 8,3 tỷ đồng năm 2012.

Lý do hủy niêm yết của ALP lại ở khía cạnh khác liên quan đến đặc thù hoạt động đầu tư tài chính. Theo chủ tịch HĐQT Nguyễn Tuấn Hải, các khoản lỗ là do trích lập dự phòng khi thâu tóm những doanh nghiệp thua lỗ để tập trung cho chiến lược dài hạn. Trước mắt, hoạt động này trong ngắn hạn luôn phải nhận lỗ hợp nhất nên ALP rời sàn để không phải chịu áp lực ngắn hạn. Sau khi huỷ niêm yết, Alphanam trở thành công ty gia đình để bảo mật thông tin.

Sau khi hủy niêm yết, tên tuổi Alphanam gần như biến mất khỏi thị trường, các thông tin về doanh nghiệp cũng khó tiếp cận. Thông tin tài chính cuối cùng mà ALP công bố là báo cáo quý III/2014. Tính đến cuối quý này, trên bảng cân đối kế toán của ALP thể hiện khoản lỗ lũy kế là hơn 385 tỷ đồng, tăng thêm gần 144 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Sau đó, Công ty không hé lộ về tình hình sức khỏe tài chính, cả năm 2014, 2015 và 2016.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top