Aa

Kỷ nguyên mới cho thị trường tài chính

Thứ Bảy, 01/07/2017 - 23:00

Số phận của thị trường tài chính tại các thành phố châu Âu đã thay đổi rất nhiều trong một thập kỉ qua. Trong khi một số thị trường tài chính đã phát triển đáng kể, đa số các thị trường đều phát triển ít, và chỉ một số ít có tốc độ tăng trưởng vượt bậc.

Một bước đi khó để theo kịp

Thực tế đã chứng minh không một TP. châu Âu nào có đủ những yếu tố để cung cấp cho các khách thuê thuộc phân khúc tài chính như cách London từng làm trong quá khứ. Theo một nghiên cứu mới đây về các thị trường tài chính châu Âu của Savills, khó có thể tìm thấy một thành phố có được sự kết hợp kì diệu giữa chính sách thuế thuận lợi, luật lao động, cùng nguồn cung văn phòng dồi dào, sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh và những tụ điểm giao lưu văn hóa xã hội đa dạng và hấp dẫn như tại London. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc London có thể tiếp tục vị thế là trung tâm tài chính thế giới như trong quá khứ - kể cả khi không có Brexit.

Theo Savills, sự gia tăng gần đây của thị trường tài chính tại các thành phố trung tâm như Moscow, Warsaw, Milan hay Brussels cho thấy một xu thế đang hình thành. Những thành phố này đang dần đóng vai trò như các trung tâm dịch vụ tài chính của một quốc gia hay của một phân khúc đặc trưng cho từng địa phương. Sự phát triển của những thành phố này là hệ quả tất yếu cho quá trình phân tán đang bắt đầu của nền công nghiệp tài chính châu Âu.

“Rất nhiều công ty tài chính đã có động thái phát triển dịch vụ vượt xa ra ngoài biên giới, tiếp cận những thị trường lân cận, hoặc thậm chí cân nhắc đổi mới các hoạt động dịch vụ trước tháng 6 năm 2016. Hệ quả của các động thái này là trung tâm tài chính chuyên biệt của Frankfurt có tổng giá trị gia tăng nhỏ hơn 2% so với cùng kỳ 10 năm trước, cùng với đó là sự phát triển của London trong một thập kỷ vừa qua đã chậm hơn rất nhiều so với cùng thời gian trước đó”, Savills nhận định.

London hiện đang sử dụng nhiều nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin và truyền thông  so với các lĩnh vực tài chính và bảo hiểm. Ngoài ra, sự suy giảm của công ty tài chính và đầu tư truyền thống là điều không thể tránh khỏi khi các tập đoàn công nghệ và sáng tạo đang phát triển nhanh chóng. Tương lai của thị trường tài chính London có khuynh hướng phụ thuộc nhiều vào sự phát triển đa dạng của các loại hình Công nghệ Tài chính thay thay vì các công ty ngân hàng và đầu tư truyền thống.

Tổng lượng cung, xây dựng và tỷ lệ mặt bằng văn phòng trống để đáp ứng cho trung tâm tài chính tiếp theo của Châu Âu. Nguồn: Bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Savills.

Tổng lượng cung, xây dựng và tỷ lệ mặt bằng văn phòng trống để đáp ứng cho trung tâm tài chính tiếp theo của Châu Âu. Nguồn: Bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Savills.

Quá trình phân tán về địa lý của hoạt động tài chính tại châu Âu đã, đang và sẽ có khả năng tiếp tục chịu ảnh hưởng của các cải tiến về công nghệ, và không quá bất ngờ khi một số phân khúc tài chính phát triển nhanh nhất thuộc về những thành phố mạnh về công nghệ như Stockholm hay Amsterdam.

Sự di dời khỏi London liệu có tồn tại?

Đã có rất nhiều suy đoán từ phía truyền thông và doanh nghiệp về cách mà London sẽ từ bỏ vị trí là trung tâm tài chính khi nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu. Rất nhiều doanh nghiệp quốc tế, bao gồm các ngân hàng, lựa chọn London là cầu nối tới châu Âu và hiện đang có nhiều hoài nghi về khả năng tiếp tục kết nối của London tới các thị trường tài chính châu Âu khác. 

Savills cho rằng, hiện nay, các doanh nghiệp có trụ sở tại Anh dưới sự kiểm soát của chính phủ Anh có khả năng cung cấp các dịch vụ ở bất kì đâu trong Liên minh Châu Âu EU và rộng hơn nữa là Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) nhờ những đặc quyền  tự do trao đổi và làm việc tại các quốc gia thuộc hai khối này. 

Cũng theo Savills, bất kỳ sự di dời nào khỏi EU trong trường hợp nước Anh ở lại hoặc tái gia nhập EEA cũng không ảnh hưởng tới những đặc quyền này. Tuy nhiên, trong trường hợp nước Anh rời khỏi EU và không còn là thành viên của EEA, đặc quyền tự do đi lại và làm việc tại các quốc gia thuôc EU có thể bị giới hạn hoặc cấm vận, điều này sẽ làm suy yếu khả năng cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp Anh tới những nước còn lại thuộc EEA.

Với tư cách là quốc gia cung cấp dịch vụ tài chính quan trọng, một số thỏa thuận với nước Anh có thể được ký kết. Tuy nhiên, hiện đã có một vài ngân hàng và doanh nghiệp quốc tế bắt đầu cân nhắc tìm kiếm hoặc di dời một số chi nhánh tới những thành phố khác tại châu Âu.

Nghiên cứu của Savills cho thấy, không chỉ các ngân hàng lớn phải đối mặt với vấn đề di dời hậu Brexit. Các công ty bảo hiểm cũng  đang có những  kế hoạch cho riêng mình. Theo đó, London Lloyd’s đã tuyên bố các công ty bảo hiểm sẽ buộc phải di dời một bộ phận kinh doanh khỏi EU nếu không thể tiếp tục phục vụ thị trường đơn lẻ này. Các tập đoàn lớn và các công ty đa quốc gia với các công ty tài chính chuyên biệt cũng có thể đối mặt với những vấn đề tương tự như các ngân hàng và công ty bảo hiểm.

Quy mô di dời thị trường tài chính khỏi Londodn vẫn chưa được xác định.

Quy mô di dời thị trường tài chính khỏi Londodn vẫn chưa được xác định.

Các thị trường tài chính sẽ đi về đâu?

Theo nhận định của Savills, có những thực tế đáng lo ngại trong việc di dời 10% trên tổng số hơn 400.000 nhân viên thuộc lĩnh vực tài chính của London tới một thành phố châu Âu khác. Trong đó, Frankfurt là một ví dụ khi chỉ cần một bộ phận nhân viên trong lĩnh vực tài chính London cũng có thể làm tắc nghẽn cả thành phố với chỉ vỏn vẹn  80.000 nhân viên tài chính tại đây.

“Chỉ một số ít các thành phố châu Âu có đủ mặt bằng văn phòng với những tiêu chuẩn tài chính có thể đáp ứng được một lượng lớn nhân viên một cách nhanh chóng. Nếu như 13.000 người lao động được di dời khỏi London cho tới nay cùng chuyển đến một thành phố, điều này sẽ đòi hỏi nguồn cung văn phòng cao cấp rất lớn, tương đương 250.000 m2 tại những khu vực với diện tích cho phép chỉ từ 1000 đến 5000 m2, một điều khó có thể xảy ra tại đa phần các thành phố”, Savills cho biết.

Cho nên, viễn cảnh về một thành phố trở thành trung tâm tài chính duy nhất của Châu Ấu sẽ khó xảy ra. Thay vào đó, nhiều khả năng các công ty tài chính sẽ lựa chọn các thành phố khác nhau dựa trên nhiều lý do.

Chuyên gia Savills cho rằng, sẽ mất nhiều năm để có đủ số lượng mặt bằng văn phòng có khả năng cung ứng cho một cuộc di dời tài chính có quy mô lớn như của London có thể được hình thành. Điều này đồng nghĩa với việc những công ty di dời đầu tiên sẽ có lợi thế do lượng mặt bằng giới hạn, và có thêm thời gian trước khi các công ty khác bắt đầu di dời.

“Các công ty tài chính có tiềm năng di dời sẽ không chỉ muốn lựa chọn những thành phố dựa trên đặc điểm về vị trí kinh doanh, mà còn cần cân nhắc tiềm năng phát triển của thành phố đó. Những thành phố với mức độ đầu tư BĐS thấp thường có nguồn cung ít. Do đó, Paris, Berlin, Madrid hay Frankfurt sẽ là những thành phố tiềm năng cho việc di dời.

Bên cạnh đó, nhu cầu xây dựng các tòa nhà với mục đích sử dụng rõ ràng có thể tạo điều kiện cho những thành phố như Warsaw nếu thành phố này có thể thu hút vốn đầu tư phát triển cho những quỹ đất lớn đặt gần trung tâm. Những thành phố như Amsterdam với các chính sách quy hoạch linh hoạt sẽ được hưởng lợi từ chính nguồn cung linh hoạt của thành phố này”, Savill cho biết.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top