Dung hòa lợi ích
Thành phố đóng vai trò đưa con người và dịch vụ thị trường vào trong cùng một không gian đơn đồ sộ, từ đó tạo ra sự cân bằng cho nền kinh tế và làm gia tăng các hoạt đông kinh tế. Mang lại lợi ích cho cộng đồng và lợi ích cá nhân một cách đồng đều. Do đó, việc quy hoạch phải làm sao để dung hòa được lợi ích của cộng đời và lợi ích của từng cá nhân, tổ chức có thể được hưởng.
Thành phố Fukuoka, Nhật bản đã thay đổi quy hoạch chuyển đổi thành phố chiến lược của nó để đảm bảo sự cân bằng giữa cư dân, môi trường và sự phát triển của đô thị. Năm 2014, Fukuoka thúc đẩy dự án chuyển hóa bùn thải thành Hydrogen làm năng lượng vận hành cho phương tiện chạy bằng pin trong thành phố. Dự án này thu hút sự tham gia hợp tác của cả ngành công nghiệp, giới học viện và chính phủ.
Chính quyền thành phố có nhiệm vụ phân phối và tiêu thụ khí sinh học được được tạo ra từ nước thải, các trường đại học và các đơn vị công nghiệp tư nhân đóng vai trò đi đầu, dẫn hướng, đưa ra các khuyến cáo, xây dựng, điều kiện tác động và hỗ trợ chuỗi cung ứng.
Như vậy, việc quy hoạch để tạo ra một nhà máy chuyển hóa này không những giải quyết được vấn đề thiếu không gian để đổ, chôn lấp bùn thải trong thành phố (lợi ích chung) mà nó còn đem lại những lợi ích riêng cho các đơn vị tư nhân, giới học viện và cả người dân.
Lấy ý kiến cộng đồng
Lấy ý kiến cộng đồng cũng giống như việc hợp tác với các đơn vị tư nhân, tuy nhiên đây là quá trình xem xét lập kế hoạch quy hoạch đô thị dưới góc nhìn của cộng đồng, cư dân, các đơn vị kinh doanh và chính quyền cấp thấp hơn. Từ đó, chính quyền thành phố có thể nâng cao và cải thiện quy hoạch dịch vụ đô thị, thiết kế và xây dựng, tạo ra những giải pháp quy hoạch bền vững và mang tính lợi ích cộng đồng hơn.
Công khai và minh bạch thông tin về tác động, các mối quan hệ, chi phí – liệu nó là tích cực hay tiêu cực và kết quả xây dựng lòng tin, thu hút vốn đầu tư và những khả năng nhẫn nại, chịu đựng cần thiết từ cộng đồng.
Người dân có vai trò quan trọng, là những người hỗ trợ, giáo dục và sáng tạo cùng những những người cung cấp các dịch vụ và phương pháp hỗ trợ cho quá trình quy hoạch đô thị. Bằng cách coi cộng đồng, người dân như một đối tác tham vấn mới, các thiết kế quy hoạch sẽ phục vụ cộng đồng hiệu quả hơn và an toàn với môi trường hơn.
Ở Helsinki, Phần Lan, ví dụ như vậy, tầm nhìn của thành phố đối với Thiết kế thủ đô Helsinki đã được phát triển nhờ vào sự đóng góp lớn từ cộng đồng.
Các nhóm cộng đồng và cư dân đã được tạo cơ hội để đề xuất và tổ chức xây dựng thành phố theo mong muốn của họ dưới mạch quy hoạch có sẵn.
Và cũng nhờ vào việc lấy ý kiến người dân này mà thành phố này đã cải thiện được điều kiện nhà ở và cuộc sống hằng ngày của người dân thông qua việc tái thiết kế, quy hoạch thành phố - những việc sẽ không bao giờ mà các nhà quy hoạch biết tới nếu không có ý kiến của người dân.
(*Còn tiếp)