Aa

Lễ Vinh danh thương hiệu BĐS dẫn đầu năm 2020 - 2021 và Tọa đàm BĐS Mùa Xuân

Thứ Sáu, 26/03/2021 - 09:00

Được sự chỉ đạo và bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Reatimes và VIRES tổ chức Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2020 - 2021 và Tọa đàm Bất động sản Mùa Xuân.

Để nhận diện những cơ hội mới từ thị trường bất động sản; những nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp; những khu đô thị, dự án, sản phẩm… uy tín trên thị trường; tháng 12/2020, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) đã tổ chức Chương trình bình chọn Thương hiệu dẫn đầu thị trường bất động sản Việt Nam 2020 - 2021 từ 500.000 độc giả trên hệ thống Reatimes.vn và Hội đồng bình chọn trực tiếp, độc lập, khách quan, bao gồm: 150 nhà báo theo dõi lĩnh vực kinh tế - xây dựng - bất động sản; 30 chuyên gia kinh tế - luật - quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - bất động sản hàng đầu của Việt Nam.

Nhằm vinh danh các Thương hiệu xuất sắc dẫn đầu thị trường; đồng thời, phân tích bức tranh tổng quan, cập nhật diễn biến và dự báo từ vĩ mô cho đến sự chuyển động của từng phân khúc, sản phẩm của thị trường bất động sản giai đoạn tới; đồng hành cùng doanh nghiệp để nhận diện những vướng mắc, rào cản cần khơi thông để thị trường thực sự bứt phá; được sự chỉ đạo và bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Reatimes và VIRES tổ chức Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2020 - 2021Tọa đàm Bất động sản Mùa Xuân lần thứ I.

Thời gian: 8h30 - 11h30, ngày 26/3/2021 (Thứ Sáu)

Địa điểm: Hội trường Diên hồng, Tòa nhà Eurowindow, Số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, TP. Hà Nội

Chương trình được tường thuật trực tuyến trên Reatimes.vn và livestream trên Fanpage Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Đường dẫn: https://www.facebook.com/reatimes).

Trân trọng kính mời quý độc giả cùng theo dõi!

Tiêu điểm sự kiện

    12:00

    Video truyền hình trực tiếp chương trình

    11:10

    TS. Cấn Văn Lực kết luận Tọa đàm, kết thúc chương trình Lễ Vinh danh và Tọa đàm Mùa xuân lần I

    Xin cảm ơn GS. Đặng Hùng Võ. Chúng ta cũng kỳ vọng trong thời gian tới sẽ bàn thêm các kiến nghị, chính sách về vấn đề này để thị trường phát triển bền vững hơn.

    Chúng ta đã nghe các chuyên gia chia sẻ, nhìn lại thị trường năm vừa qua và triển vọng thị trường bất động sản - xây dựng trong năm 2021. Về cơ bản, các chuyên gia đều đồng tình quan điểm rằng thị trường sẽ tiếp tục có 1 năm phục hồi tốt hơn, thị trường sẽ phát triển lành mạnh hơn, không có cơn sốt, cơn bong bóng xảy ra, để thị trường phát triển ổn định.


    Một vấn đề nữa là các chuyên gia đều đồng tình các pháp lý về bất động sản cần được sửa chữa, gửi kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm sửa trong thời gian tới.

    Về vốn và tài chính bất động sản, như GS. Võ gợi ý, đây cũng là một chuyên đề quan trọng, tôi mong thời gian tới Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức 1 số diễn đàn để doanh nghiệp, các hiệp hội tham gia đóng góp ý kiến, giúp cho thị trường phát triển ngày một lành mạnh, bền vững.

    Xin cảm ơn các vị chuyên gia, phiên Tọa đàm Bất động sản Mùa Xuân lần I chốt tại đây. Hẹn gặp lại các chuyên gia ở các tọa đàm lần sau của Reatimes.

    Video toàn cảnh Tọa đàm

    11:05

    GS. Đặng Hùng Võ trả lời về những vướng mắc trong Luật Đất đai

    Từ năm 2016 - 2020, Chính phủ đã chỉ thị 4 lần về sửa đổi Luật Đất đai. Tuy nhiên từ 2016 đến nay, Luật Đất đai vẫn chưa được sửa, và có lẽ đến 2023 mới có thể thực hiện sửa.

    Hiện nay Luật còn rất nhiều bất cập lớn, cản trở phát triển kinh tế. Cơ hội phát triển của Việt Nam khá lớn nhưng đất đai cứ bị ách tắc với những quy định cũ. Ta có thể tóm lại các vấn đề của Luật Đất đai như sau:

    Một là đất nông nghiệp, hiện nay vẫn chưa thực hiện tích tụ, tập trung đất đai có hiệu quả. Đây là câu chuyện phức tạp và cần có thay đổi. Hiện nay, chuyển nhượng đất đai tại nông thôn gần như không làm thủ tục mà giấy tay là chính.

    Vấn đề thứ hai là phát triển nhà ở, hiện nay cũng có nhiều ách tắc. Hà Nội và TP.HCM là hai thị trường lớn nhất mà giai đoạn 2019 - 2020, mỗi năm chỉ phê duyệt được vài dự án. Đến tận gần đây, Chính phủ mới có Nghị định 148 gỡ vướng cho các dự án.

    Vấn đề thứ 3 là ách tắc đối với các dự án bất động sản du lịch. Luật Đất đai hiện hành chưa có dòng nào về loại hình này.

    Vấn đề thứ 4 là chuyện người nước ngoài mua đất tại Việt Nam. Làm sao chúng ta ngăn chặn được những hiện tượng mua chui số lượng lớn như báo chí truyền thông đã đưa tin? 

    Điều quan trọng là những bất cập này tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản và nó làm méo mó thị trường.

    Tình trạng sốt đất xảy ra một phần là do tác động của Luật Đất đai 2013 khi mở rộng quy định về phân lô bán nền. Các quốc gia trên thế giới họ dùng hình thức phân lô bán nền chỉ để giải quyết nhà ở ở đô thị, không đưa vào thương mại. Đưa đất nền vào thương mại là điều rất tối kỵ.

    Về nguyên tắc, thị trường bất động sản phải khai thác giá trị đầu tư trên đất chứ không phải chờ tăng giá đất để gặt hái lợi nhuận. Đầu tư bỏ tiền vào bất động sản để tăng giá bán đi là một hành động làm hại nền kinh tế.

     

    11:00

    Ông Cấn Văn Lực đặt câu hỏi về Luật Đất đai

    Ông Dũng đã nhắc đến đề xuất rất hay về câu chuyện Chính phủ kiến tạo, bên cạnh đó chúng ta cần có thêm 1 đề xuất về Luật Đất đai. Xin đặt câu hỏi tới GS. Đặng Hùng Võ, đối với Luật Đất đai và những vấn đề liên quan đến đất đai thì cần những tháo gỡ gì trong thời gian tới?

    10:57

    Ông Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, trả lời 
     

    Bởi dịch Covid-19, ngành xây dựng cũng có những ảnh hưởng nhưng không chịu tác động lớn như các ngành bất động sản, du lịch.

    Trong năm 2020, đóng góp của doanh nghiệp xây dựng với GDP của đất nước là rất lớn. Điều đó là nhờ dư địa của các doanh nghiệp từ nhiều năm trước, cùng với đó là đầu tư công của Nhà nước đã thúc đẩy hoạt động xây dựng.

    Để các ngành có thể phát triển bền vững trong thời gian tới, tôi cho rằng, cần tiếp tục xây dựng “Chính phủ kiến tạo”, tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính để doanh nghiệp bất động sản có thể hoạt động thuận lợi thì doanh nghiệp xây dựng cũng mới có thể hoạt động thuận lợi. Cuối cùng là những chồng chéo của pháp luật cần tháo gỡ. Vẫn còn những mô hình, như condotel, vẫn đang vướng mắc nên cũng phần nào gây khó khăn.

    Trong năm 2021, nếu tháo gỡ được những khó khăn trên thì ngành xây dựng, bất động sản sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển.

     

    10:55

    TS. Cấn Văn Lực đặt câu hỏi về hành lang chính sách 

    Cảm ơn ông Nhiên về các chia sẻ ngắn gọn. 

    Có một thông tin rất vui cho các doanh nghiệp và đặc biệt là Hưng Thịnh khi quyết định đầu tư vào Quy Nhơn, đó là sân bay Phù Cát (Quy Nhơn) trong 3 năm qua công suất luôn đạt 100%.

    Nói về rào cản liên quan tới pháp lý cho phân khúc này cũng là một vấn đề mà nhiều tỉnh thành, doanh nghiệp gặp phải.

    Bây giờ, chúng ta sẽ cùng bàn luận về việc tháo gỡ thủ tục hành chính và kiến nghị sửa Luật Đất đai để giải nút thắt cho thị trường bất động sản.

    Xin hỏi ông Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, với vai trò lãnh đạo của một đơn vị thuộc xây dựng, theo ông, để lĩnh vực bất động sản xây dựng phát triển tốt hơn thì rào cản nào cần kiến nghị tháo gỡ để có thể vượt qua thách thức khó khăn hiện nay?

    10:53

    Ông Nguyễn Thế Nhiên - Phó Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land trả lời 

     

    Quan điểm của Hưng Thịnh Land là bất động sản nghỉ dưỡng chính là một trong những thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Dù tác động của dịch bệnh có thể kéo dài 1 - 3 năm, nhưng sau đó thì bất động sản du lịch vẫn sẽ phát triển, là thế mạnh của Việt Nam khi chúng ta có đường bờ biển dài, có nhiều danh lam thắng cảnh và con người thân thiện.

    Hưng Thịnh đã đầu tư khá nhiều, mua lại các dự án, phát triển ở Quy Nhơn, Bình Định hơn 1.000ha, có quỹ đất vài nghìn héc-ta để phát triển các dự án bất động sản du lịch trong thời gian tới.

     

    10:50

    TS. Cấn Văn Lực đặt câu hỏi với ông Nguyễn Thế Nhiên - Phó Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land

    Rất cảm ơn những chia sẻ của TS. Phan Hữu Thắng.
    Chúng ta chuyển sang một phân khúc, dù không quá lớn nhưng cũng rất quan trọng, đã có sự phát triển rầm rộ 2016 - 2017, nhưng nay trầm lắng, đó là bất động sản du lịch.
    Xin phép đặt câu hỏi với ông Nguyễn Thế Nhiên - Phó Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land - 1 trong Top 10 doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản hàng đầu vừa được vinh danh, xin hỏi ông, cảm nhận của ông về phân khúc bất động sản du lịch và triển vọng của nó ra sao trong thời gian tới. Với góc độ một doanh nghiệp lớn thì Hưng Thịnh quan tâm tới lĩnh vực này như thế nào hiện nay và thời gian tới?

    10:40

    TS. Phan Hữu Thắng trả lời về FDI vào thị trường bất động sản 
     

    Chúng ta đang nói nhiều đến bất động sản đón dòng vốn đầu tư FDI. Với bối cảnh kinh tế của Việt Nam như hiện nay, đặt ra câu hỏi chúng ta nên đón dòng vốn này như thế nào thì cần có cái nhìn toàn diện.

    Hiện nay, kinh tế Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức cạnh tranh, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.


    Cụ thể, tổng vốn đầu tư toàn cầu trong năm 2020 giảm 4 điểm % so với năm 2019. Trong bối cảnh mới cùng với sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam không thể không giảm về nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, trong năm 2020 giảm mất 25% vốn FDI so với năm 2019.

    Trong tương lai, Việt Nam cần các chính sách thông suốt, hệ thống luật pháp thuận lợi, tạo điều kiện cho đầu tư và cho doanh nghiệp nước ngoài rót vốn vào thị trường Việt Nam.

    Bất động sản công nghiệp là điểm sáng trong thời gian tới, con số 326 khu công nghiệp, hàng ngàn héc-ta đất công nghiệp của nước ta đã và đang có sức hút với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong thời gian tới, các nhà đầu tư bất động sản có thể quan tâm đến thị trường này.

    10:30

    TS. Cấn Văn Lực chia sẻ về thị trường chứng khoán và đặt câu hỏi về FDI bất động sản
     

    Tôi xin bổ sung thông tin như sau: Dự báo hết quý I/2021, cổ phiếu bất động sản sẽ tăng khoảng 15%, một phần do cộng hưởng "sốt" đất. Còn với lĩnh vực xây dựng, năm ngoái đã có sự tăng rất tốt, toàn ngành giá trị gia tăng tăng 6,5%, góp phần quan trọng trong GDP. 
    Riêng chứng khoán, giá chứng khoán của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết năm 2020 tăng 27%, và quý I/2021, đến thời điểm hiện tại tăng 31%. Chúng ta thấy rõ ràng rằng thị trường đang đánh giá lĩnh vực bất động sản và xây dựng tương đối khả quan. Đương nhiên, vẫn có các yếu tố rủi ro như TS. Lê Xuân Nghĩa đề cập.

    Đó là câu chuyện về thị trường chứng khoán, còn gần đây chúng ta nghe nói nhiều về dòng vốn khác trong bất động sản là đầu tư nước ngoài. Theo thống kê, năm 2020, vốn đăng ký mới vào bất động sản được 2,3 tỷ USD; góp vốn mua cổ phần, bất động sản 2020 cũng tăng rất mạnh. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần khoảng 2 tỷ USD, chiếm 26% tổng vốn góp mua cổ phần của toàn quốc trong 2020.
    Xin đặt câu hỏi với ông Phan Hữu Thắng, Tiến sĩ có thể chia sẻ những cơ hội đã hiện hữu cho dòng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam trong năm nay và trong bối cảnh đó chúng ta cần làm gì?

    10:22

     TS. Lê Xuân Nghĩa trả lời câu hỏi

    Xin cảm ơn câu hỏi của anh Lực. Trước hết chúng ta cần cảnh giác với câu chuyện "sốt" đất nền, nó luôn là nguồn cơn của "sốt" giá bất động sản. Giá tiếp tục tăng nhưng không ai bán cả, giá tăng cao nhưng không ai bán. Chúng tôi đã có báo cáo tới Thủ tướng Chính phủ, dù không quá căng thẳng nhưng cần có giải pháp để kiểm soát giá đất nền.
    Kinh tế thực của Việt Nam có thể không đạt được tốc độ phát triển nhanh như mong muốn của Nhà nước. Cùng với đó, các nguy cơ về bùng nổ tài chính có thể xảy ra. Tôi cho rằng, không nên đua theo dòng tiền của đất nền "sốt" ảo bởi có thể dẫn đến đổ vỡ bất động sản.

    10:20

    TS. Cấn Văn Lực đặt câu hỏi về chứng khoán bất động sản 2021

    Rất cảm ơn anh Hà, như tôi quan sát, thời gian qua, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng đã rất tích cực yêu cầu Chính phủ vào cuộc.
    Có một câu chuyện gần đây liên quan tới kênh đầu tư hấp dẫn khác là chứng khoán. Với chứng khoán, năm 2020 trên thế giới dù kinh tế suy thoái nhưng chứng khoán thế giới vẫn tăng; Việt Nam năm qua tăng trưởng thấp nhất trong 11, 12 năm qua nhưng chứng khoán vẫn tăng. Vậy nguyên nhân do đâu?
    Xin TS. Lê Xuân Nghĩa giải đáp về vấn đề này và ông có gợi ý gì với chứng khoán bất động sản năm 2021?

    10:15

    Ông Nguyễn Mạnh Hà trả lời câu hỏi 

    Mặc dù Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam nhưng thị trường bất động sản, giá bất động sản, "sốt" đất vẫn nóng. Đặc biệt, giá bất động sản tại một số thành phố không giảm, ngược lại còn tăng.

    Có hai nguyên nhân: Thứ nhất, kênh đầu tư bất động sản vẫn rất hấp dẫn. Tôi cho rằng, bất động sản là kênh đầu tư mà người Việt tin tưởng, chỉ sau vàng và chứng khoán.

    Thứ hai, nguồn cung bất động sản tại một số địa phương, như các thành phố lớn còn thiếu hụt đã đẩy giá bất động sản tăng cao.

    Đáng chú ý, "sốt" đất không chỉ ở các khu vực có quy hoạch rõ ràng, có giấy phép xây dựng, mà "cơn sốt" còn xảy ra ở những vị trí không nằm trong quy hoạch, đất thổ cư trong làng xóm, thậm chí đất phi nông nghiệp như đất trồng rừng...


    Những cơn sóng đó xuất hiện chủ yếu bởi các thông tin quy hoạch như sân bay, đường cao tốc giao thông, dự án của doanh nghiệp lớn.

    Mặc dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng "sốt đất" đã tàn phá kinh tế, xã hội, công ăn việc làm của người dân… Những "cơn sốt" đất chúng ta đã chứng kiến ở Ba Vì, hay như mới đây ở Bình Phước... là những ví dụ điển hình.

    Chúng tôi cho rằng, trong những "cơn sốt" đất, ngoài cái lợi vẫn có những thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư non trẻ, thiếu kinh nghiệm, đầu tư theo số đông.

    Chúng tôi kiến nghị Nhà nước, lãnh đạo địa phương phải quan tâm và kiểm soát điều này.

    10:12

    TS. Cấn Văn Lực mở đầu Tọa đàm

    Trước hết, thay mặt các chuyên gia và quý vị tham dự diễn đàn, chúng tôi xin chúc mừng các doanh nghiệp, đơn vị đã vinh dự được vinh danh thương hiệu ngày hôm nay. Trên tinh thần phấn khởi, khí thế chúng ta sẽ sang phần Tọa đàm chuyên sâu về thị trường bất động sản cùng với 6 vị chuyên gia.

    Trong thời gian qua, chúng ta đã nghe nhiều đến từ “sốt đất” ở khắp nơi, cũng là vấn đề nóng được cả Nhà nước và dư luận xã hội quan tâm. Câu hỏi đầu tiên, xin đặt ra cho ông Nguyễn Mạnh Hà. Ông nhận định như thế nào về hiện tượng "sốt đất" trong thời gian vừa qua và dòng tiền có đang thực sự đổ về đất nền các khu vực được cho "sốt" này?
     

     

    10:10

    Tọa đàm Bất động sản Mùa Xuân lần I
     

    Tọa đàm được điều phối bởi TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia.

    Các chuyên gia tham dự Tọa đàm gồm:

    1. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng.

    2. TS. Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam.

    3. TS. Phan Hữu Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    4. GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    5. TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.

    6. Ông Nguyễn Thế Nhiên - Phó Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land.

     

    10:05

    Trao kỷ niệm chương cho các doanh nghiệp nước ngoài

     

    TS. Phan Hữu Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao kỷ niệm chương cho các doanh nghiệp nước ngoài
    1. Ông Preben Hjortlund, Thành viên của Eurocham Vietnam
    2. Ông Tomoyuki Tanaka, Công ty TNHH Fujita Việt Nam
    3. Ông Ikeda Hidehisa- Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Chuo Việt Nam,
    4. Ông Taguchi Masakatsu, Giám đốc Dự án của HASEKO CORPORATION
    5. Ông Nakatsuka, Trưởng đại diện Tập đoàn HASEKO
    6. Ông Yamada, Tâp đoàn HASEKO
    7. Ông Hiromitsu Narukama, Tổng giám đốc Tập đoàn Mitsui Nhật Bản 

     

    10:00

    Vinh danh Top 10 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam 2020

    Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trao cúp và chứng nhận giải thưởng cho doanh nghiệp

    Top 10 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam 2020.

    1. Vingroup

    2. Novaland Group

    3. Sun Group

    4. CTCP Hưng Thịnh Land

    5. Tập đoàn Ecopark

    6. Văn Phú - Invest

    7. Sunshine Group

    8. CEO Group

    9. FLC Group

    10. Geleximco

     

    9:57

    Vinh danh Top 10 dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiềm năng nhất năm 2021.

    TS. Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam; TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia trao cúp và chứng nhận giải thưởng cho doanh nghiệp Top 10 dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiềm năng nhất năm 2021.

    1. New World Phu Quoc Resort (Sun Group)

    2. Sonasea Vân Đồn Harbor City (CEO Group)

    3. Park Hyatt Phú Quốc (BIM Land - BIM Group)

    4. Nova World Hồ Tràm (Novaland Group)

    5. Best Western Premier Sapphire Ha Long (Dojiland)

    6. Cam Ranh Mystery Villas (CTCP Hưng Thịnh Land)

    7. Khu du lịch nghỉ dưỡng Mỹ Lâm - Vinpearl Tuyên Quang (Vinpearl)

    8. Wonder City Van Phong Bay (Eurowindow Holding)

    9. Sunbay Park Hotel & Resort Phan Rang (Crystal Bay Group)

    10. Sunshine Marina Nha Trang Bay (Sunshine Group)

     

    9:55

    Vinh danh Top 10 dự án đô thị và nhà ở tiềm năng nhất năm 2021

     

    GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên, Môi trường; Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh trao cúp và chứng nhận cho đại diện các doanh nghiệp Top 10 dự án đô thị và nhà ở tiềm năng nhất năm 2021

    1. Vinhomes Grand Park (Vinhomes)

    2. Aqua City (Novaland Group)

    3. Grandeur Palace - Giảng Võ (Văn Phú - Invest)

    4. The Matrix One (MIK Group)

    5. The Sol City (Thắng Lợi Group)

    6. Ecocity Premia Buôn Ma Thuột (Tập đoàn Capital House)

    7. Danko City (Danko Group)

    8. Regal One River (Đất Xanh Miền Trung)

    9. The Standard Bình Dương (Tập đoàn An Gia)

    10. Meyhomes Capital Phú Quốc (Tập đoàn Tân Á Đại Thành)

     

    9:50

    Vinh danh Top 10 sàn giao dịch bất động sản tốt nhất năm 2020
     

    TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam; Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong trao cúp và chứng nhận cho đại diện các doanh nghiệp. 

    Top 10 sàn giao dịch bất động sản tốt nhất năm 2020

    1. Cen Land

    2. Đất Xanh Miền Bắc

    3. Lộc Sơn Hà Land

    4. CTCP Property X

    5. DKRS

    6. Rever

    7. BHS Group

    8. DKRA Vietnam

     

    9:45

    Vinh danh Top 10 dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tốt nhất năm 2020
     

    TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia; PGS. TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế trao cúp và chứng nhận giải thưởng cho doanh nghiệp:

    Top 10 dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tốt nhất năm 2020

    1. Sun World Fansipan Legend (Sun Group)

    2. Grand World Phú Quốc (Vinpearl)

    3. Best Western Premier Sonasea Phu Quoc (CEO Group)

    4. Sun Premier Village The Eden Bay (Sun Group)

    5. Azerai Cần Thơ Resort (Novaland Group)

    6. Vinpearl Island Condotel Hòn Tre (Vinpearl)

    7. Mövenpick Resort Cam Ranh Và Radisson Blu Resort Cam Ranh (Eurowindow Holding)

    8. Flamingo Đại Lải Resort (Flamingo Group)

    9. Intercontinental Phu Quoc Long Beach Resort (BIM Group)

    10. Alma Resort (Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường)

    9:42

    Vinh danh Top 10 khu đô thị đáng sống nhất năm 2020

     

    Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; Nhà báo Phạm Nguyễn Toan, Tổng biên Tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam trao cúp và chứng nhận cho đại diện các doanh nghiệp. 

    Top 10 khu đô thị đáng sống nhất năm 2020

    1. Vinhomes Riverside (Vinhomes)

    2. Khu đô thị Ecopark (Tập đoàn Ecopark)

    3. Gamuda City Hà Nội (Gamuda Land)

    4. Vinhomes Ocean Park (Vinhomes)

    5. Khu đô thị Vạn Phúc (Tập đoàn Bất động sản Vạn Phúc)

    6. Sunshine City Hà Nội (Tập đoàn Sunshine)

    7. Parkcity Hanoi (Tập đoàn Perdana Parkcity)

    8. Lakeview City (Novaland Group)

    9. Khu đô thị Sala (CTCP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh)

     

     

    9:40

    Vinh danh Top 10 dự án chung cư cao cấp tốt nhất năm 2020
     

    KTS. Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam trao cúp và chứng nhận cho đại diện các doanh nghiệp Top 10 dự án chung cư cao cấp tốt nhất năm 2020

    1. Vinhomes Metropolis (Vinhomes)

    2. Sun Grand City Ancora (Sun Group)

    3. Imperia Sky Garden (Terra Gold Việt Nam - MIK Group)

    4. Dragon Hill Residence & Suites 2 (CTCP Địa Ốc Phú Long)

    5. The Sun Avenue (Novaland Group)

    6. Vinhomes West Point (Vinhomes)

    7. Masteri An Phú (CTCP Đầu tư Thảo Điền - Thảo Điền Investment)

    8. Sunshine Riverside (Sunshine Group)

    9. Five Star West Lake (Tập đoàn GFS)

     

    9:35

    Vinh danh Top 10 dự án nhà ở đại chúng tốt nhất năm 2020 

     

    PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế;  TS. KTS. Lê Thị Bích Thuận, Phó Tổng Thư ký Tổng hội Xây dựng Việt Nam lên trao cúp và chứng nhận cho đại diện các doanh nghiệp Top 10 dự án nhà ở đại chúng tốt nhất năm 2020.

    1. An Bình City (Geleximco)

    2. Chuỗi dự án Ecohome 1, 2, 3 (Tập đoàn Capital House)

    3. Ehome S Phú Hữu (Tập đoàn Nam Long)

    4. Five Star Garden (Tập đoàn GFS)

    5. Xuân Mai Complex (CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai)

    6. Flora Kikyo (Tập đoàn Nam Long)

    7. Hope Residence (CTCP Phát triển nhà Phúc Đồng)

    8. Khu NOXH Đặng Xá (Tổng Công ty Viglacera)

    9. Hồng Hà Eco City (CTCP Tứ Hiệp Hồng Hà Dầu Khí)

    10. TSG Lotus Long Biên (Tập đoàn TSG Việt Nam)

     

    9:30

    Vinh danh Top 5 tòa nhà văn phòng và TTTM tốt nhất 2020 và Top 5 dự án công trình xanh tốt nhất năm 2020 

    PGS.TS. Hoàng Mạnh Nguyên, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Đô thị xanh Việt Nam; TS. Trương Văn Quảng, Phó Tổng Thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam trao cúp và Giấy chứng nhận:

    Top 5 tòa nhà văn phòng và TTTM tốt nhất 2020

    1. Vincom Center Landmark 81 (Vingroup)

    2. Doji Tower (Tập đoàn DOJI)

    3. Aeon Mall Hà Đông (Công ty TNHH Aeonmall Việt Nam)

    4. Eurowindow Office Building (Eurowindow Holding)

    5. Gigamall (CTCP Đầu tư TMDV Gigamall Việt Nam)

    Top 5 dự án công trình xanh tốt nhất năm 2020

    1. Sunshine Diamond River (Sunshine Group)

    2. Meliá Ba Vì Mountain Retreat - Công ty TNHH Phát triển Công nghệ (CFTD)

    3. Ecolife Capitol  (Tập đoàn Capital House)

    4. Diamond Lotus Riverside (Phúc Khang Corporation)

    5. Grand Park Premium  (Tập đoàn Ecopark)

    Vinh danh Top 5 tòa nhà văn phòng và TTTM tốt nhất 2020

    Vinh danh Top 5 dự án công trình xanh tốt nhất năm 2020

     

    9:10

    Vinh danh Top 5 Nhà đầu tư nước ngoài uy tín nhất năm 2020; Top 5 Nhà thầu xây dựng - Bất động sản tốt nhất 2020; Top 5 Nhà cho vay bất động sản tốt nhất 2020

    TS. Phan Hữu Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài; Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu trao cúp và chứng nhận cho đại diện các doanh nghiệp. 

    Top 5 nhà đầu tư nước ngoài uy tín nhất năm 2020

    1. Gamuda Land

    2. Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng

    3. Capitaland

    Top 5 nhà thầu xây dựng - bất động sản tốt nhất năm 2020

    1. CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

    2. CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings

    3. Tổng Công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị UDIC

    4. CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons

    5. CTCP Ecoba Việt Nam

    Top 5 nhà cho vay bất động sản tốt nhất năm 2020

    1. Techcombank - Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

    2. Vpbank - Ngân hàng TMCPViệt Nam Thịnh Vượng

    3. Nam Á Bank - Ngân hàng TMCP Nam Á

    4. Vietcombank - Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

    5. Vietinbank - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

     

    9:05

    Ông Phạm Nguyễn Toan, Tổng biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam Reatimes phát biểu khai mạc

    Kính thưa Ban lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

    Kính thưa toàn thể Quý vị đại biểu, khách quý!

    Trước hết, cho phép tôi thay mặt Ban Tổ chức, xin được gửi tới quý vị đại biểu, các quý chuyên gia, nhà báo và đại diện các doanh nghiệp đã có mặt tại tại Lễ Vĩnh danh các thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2020 - 2021 và Tọa đàm Bất động sản mùa Xuân lần thứ I lời chào mừng nồng nhiệt nhất!

    Kính thưa Quý vị!

    Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, đóng góp của thị trường bất động sản hiện chiếm tới 13,6% GDP. Đặc biệt, ngành bất động sản có khả năng lan tỏa lớn đến trên 40 ngành kinh tế quan trọng khác của nền kinh tế, nhất là những ngành liên quan trực tiếp như xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, lưu trú - ăn uống và tài chính - ngân hàng... Chúng ta vừa cùng nhau trải qua giai đoạn biến động của thị trường, nhưng trong những lúc khó khăn nhất, vẫn chứng kiến sự kiên trì bền bỉ, chủ động thay đổi và thích ứng của cộng đồng các doanh nghiệp bất động sản. Họ đã và đang từng ngày chuyên tâm kiến tạo nên giá trị sống, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

    Để nhận diện những cơ hội và xung lực mới từ thị trường bất động sản; những nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp; những khu đô thị, dự án, sản phẩm… uy tín trên thị trường; tháng 12/2020, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Chương trình bình chọn Thương hiệu dẫn đầu thị trường bất động sản Việt Nam năm 2020 - 2021 từ 500.000 độc giả trên hệ thống Reatimes.vn và Hội đồng bình chọn trực tiếp, độc lập, khách quan, bao gồm: 150 nhà báo theo dõi lĩnh vực kinh tế - xây dựng - bất động sản; 30 chuyên gia kinh tế - luật - quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - bất động sản hàng đầu của Việt Nam.

    Nhằm vinh danh các Thương hiệu xuất sắc dẫn đầu thị trường; đồng thời, phân tích bức tranh tổng quan, cập nhật diễn biến và dự báo từ vĩ mô cho đến sự chuyển động của từng phân khúc, sản phẩm của thị trường bất động sản giai đoạn tới; đồng hành cùng doanh nghiệp để nhận diện những vướng mắc, rào cản cần khơi thông để thị trường thực sự bứt phá; được sự chỉ đạo và bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2020 - 2021 và Tọa đàm Bất động sản Mùa Xuân lần thứ I.

    Nhân dịp này, chúng tôi xin được nồng nhiệt chúc mừng các thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2020 - 2021 được vinh danh!

    Đồng thời, chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia, các nhà báo và quý độc giả đã tham gia bình chọn!

    Kính thưa Quý vị,

    Năm 2021, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam tròn 5 tuổi - năm bản lề để tái cấu trúc thực chất và mạnh mẽ trên tất cả các phương diện; tập trung gia tăng cảm xúc, cảm hứng và chất lượng trong công việc; hướng đến những khát vọng lớn hơn trong việc phát triển nội dung, kinh tế và thương hiệu; xây dựng hệ thống chủ động hơn, minh bạch và đạt hiệu quả vượt trội.

    Trong hành trình đó, Ban Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam xác định mục tiêu chính là tiếp tục định vị và nâng tầm hợp tác chiến lược với tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế xây dựng - bất động sản trên tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp và thị trường. Reatimes sẽ tăng cường phối hợp với Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam và các cơ quan chuyên môn, truyền thông để cung cấp các thông tin, sản phẩm đa dạng, chất lượng đến thị trường và cộng đồng doanh nghiệp, vì mục tiêu đồng hành, hợp tác và phát triển.

    Kính thưa Quý vị,

    Nhân dịp này, thay mặt cho Ban Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Ban Tổ chức, tôi xin được kính chúc các quý vị đại biểu sức khoẻ, hạnh phúc và thành công.

    Xin chúc chương trình Lễ Vinh danh các thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2020 - 2021 và Tọa đàm Bất động sản mùa Xuân lần thứ I thành công tốt đẹp.

    Xin trân trọng cảm ơn!

    9:00

    Chương trình bắt đầu

    Dự Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2020 - 2021 và Tọa đàm Bất động sản Mùa Xuân lần I có:

    Về phía lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam:

    - Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng

    - Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

    - TS. Phan Hữu Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư

    - Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị, Bộ Xây dựng

    - TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam

    - Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư Bất động sản Việt Nam (VICOREAL)

     Hội đồng Cố vấn của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam và Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam

    - PGS. TS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

    - TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia

    - TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia

    - TS. Trương Văn Quảng, Phó Tổng Thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam

    - KTS. Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam

    - TS. Lê Thị Bích Thuận, Phó Tổng Thư ký Tổng hội Xây dựng Việt Nam

    - PGS.TS. Hoàng Mạnh Nguyên, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Đô thị xanh Việt Nam

    - PGS. TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế

    - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế

    - TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế

    - TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế

    - TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế

    - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật Anvi

    Về phía Ban Tổ chức:

    Nhà báo Phạm Nguyễn Toan, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam; Ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam; Nhà báo Bùi Văn Khương, Phó TBT Tạp chí 

    Và sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước, phóng viên các cơ quan báo chí, truyền hình.

     

     

    Lên trên
    Ý kiến của bạn
    Bình luận
    Xem thêm bình luận

    Đọc thêm

    Lên đầu trang
    Top