Aa

Liên tục rút vốn khỏi mảng thương mại, Chủ tịch FPT toan tính gì?

Thứ Năm, 14/09/2017 - 05:02

Chủ tịch Trương Gia Bình bày tỏ mong muốn xây dựng hình ảnh FPT tập trung vào công nghệ thay vì cả công nghệ lẫn thương mại như thời gian trước đây.

Ngày hôm qua (12/9), Tập đoàn FPT tiếp tục bán 47% vốn điều lệ của FPT Trading cho Công ty Synnex Technology International Corporation (Synnex).

Synnex Technology International Corporation (Synnex) - Tập đoàn có doanh thu 33 tỷ USD và là tập đoàn lớn thứ 3 thế giới về phân phối sản phẩm công nghệ, viễn thông và linh kiện điện tử. Tập đoàn phân phối tới 38 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 200 văn phòng, mạng lưới phân phối phủ khắp 60% dân số toàn cầu.

Bản thỏa thuận giữa hai bên đã được kí kết, theo đó Synnex sẽ đầu tư sở hữu 47% vốn điều lệ tại FPT Trading. FPT Trading là nhà phân phối sản phẩm CNTT - Viễn thông lớn nhất tại Việt Nam, với mạng lưới phân phối gồm hơn 2.771 đại lý tại 63/63 tỉnh thành trên toàn quốc.

Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình.

Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình.

“Chúng tôi rất vui mừng trở thành nhà đầu tư chiến lược vào FPT Trading. Với năng lực và kinh nghiệm của Synnex trong việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm, phát triển kênh bán hàng, logistic cũng như vận hành kinh doanh, chúng tôi sẽ thúc đẩy hơn nữa chất lượng và kết quả kinh doanh của FPT Trading”, ông Evasn Tu - Tổng Giám đốc của Synnex khẳng định.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT cho biết: “Synnex là nhà phân phối hàng đầu thế giới, thành công và dẫn đầu ở nhiều thị trường, sở hữu mô hình phân phối tiên tiến và tối ưu. Chúng tôi tin tưởng, với sự tham gia đầu tư của Synnex, FPT Trading sẽ có chiến lược phát triển hiệu quả hơn trong tương lai”.

Hồi tháng 8 vừa rồi, Tập đoàn FPT đã hoàn tất việc chuyển nhượng 30% vốn điều lệ tại FPT Retail, đương đương 6 triệu cổ phiếu, cho các quỹ được quản lý bởi hoặc liên kết với Dragon Captitol và VinaCapital.

Ông Andy Ho, Giám đốc VinaCapital cho biết: “Tiêu dùng là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư của VinaCapital. Nhu cầu về điện thoại và thiết bị di động của người dân Việt Nam rất lớn và đây được xem là công cụ thứ hai của họ để giao tiếp và truy cập internet. Vì vậy chúng tôi quyết định khoản đầu tư ý nghĩa ở một công ty bán lẻ hàng đầu của Việt Nam và chưa niêm yết”.

Phía FPT nhận định, việc bán 30% vốn điều lệ cho VinaCapital giúp FPT Retail tiến xa hơn trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.

Liên tục rút vốn khỏi mảng thương mại, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình có toan tính gì?

Ông Trương Gia Bình nói về việc liên tục rút vốn khỏi mảng thương mại: “Các doanh nghiệp FPT Retail và FPT Trading vẫn phát triển tốt, và đầy triển vọng, nhưng chúng tôi muốn xây dựng hình ảnh FPT tập trung vào công nghệ nên FPT định hướng sẽ không nắm giữ đa số cổ phần tại nhóm công ty về thương mại, và sẽ thoái vốn còn dưới 50%”.

Đại diện Tập đoàn FPT cho hay sẽ tiếp tục bán tiếp cổ phần của FPT Retail (sau khi bán 30%) để tập đoàn không còn giữ tỷ lệ sở hữu đa số tại công ty này.

Tập đoàn FPT sẽ dồn nguồn tiền thu được từ bán cổ phần tại FPT Retail và FPT Trading để phát triển về lĩnh vực phần mềm. FPT dự tính sẽ mua lại các công ty Đức, sau đó mua công ty Mỹ và Nhật để đầu tư phần mềm.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top