Aa

Loạt “ông lớn” Tân Hoàng Minh, Nam Cường... có dự án BĐS “cắm” ngân hàng

Chủ Nhật, 31/07/2016 - 21:11

Phó Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết sở này vừa công bố 34 dự án đang đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.

Theo đó ông Nguyễn Hữu Nghĩa khẳng định việc các dự án thế chấp không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người mua nhà.

“Người dân hoàn thành nghĩa vụ pháp lý với chủ đầu tư trong việc mua nhà hoàn toàn được cơ quan tài nguyên môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp”, ông Nghĩa thông tin.

Về trách nhiệm của chủ đầu tư khi thế chấp dự án, ông Nghĩa khẳng định đã có các cơ quan tài nguyên môi trường, tư pháp, công chứng, ngân hàng, xây dựng giám sát chặt chẽ từ quá trình thẩm định, định giá, cam kết, chấp thuận cho vay dự án đến giải chấp, trả nợ…

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh thế chấp 1 phần tài sản gắn liền với đất hình thành trong lương lai dự án tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa.

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh thế chấp 1 phần tài sản gắn liền với đất hình thành trong lương lai dự án tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa.

Cho rằng chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý về việc thế chấp dự án, ông Nghĩa đồng thời khẳng định chủ đầu tư phải có trách nhiệm song song với chính người mua nhà. Trách nhiệm, nghĩa vụ này của tất cả các chủ đầu tư là ngang nhau nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà, ngay cả dự án có thế chấp hay không thế chấp.

Ông Nghĩa cho hay, ngoài các dự án đã công bố, tới đây, trong trường hợp người dân tìm mua nhà tại các dự án trên địa bàn thành phố muốn biết dự án mình mua có đang thế chấp hay không, có thể liên hệ qua Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội để nắm thông tin.

TP Hồ Chí Minh: Công bố dự án để hạn chế thiệt hại do thiếu thông tin

Đây là một trong những nội dung được ông Phạm Ngọc Liên - Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM cho biết tại buổi họp báo thông tin về các dự án đang thế chấp tại ngân hàng chiều 29/7.

Tại Khoản 1, Điều 147 Luật Nhà ở 2014 quy định: Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng để vay vốn đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó.

Trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó, thì phải giải chấp trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng.

Và thực tế, đa phần các dự án bất động sản tại TP.HCM đều được chủ đầu tư thế chấp từng phần hoặc cả dự án. Ông Phạm Ngọc Liên - Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM cho biết: “Trong quá trình đầu tư dự án, chủ đầu tư nào cũng cần huy động vốn, thu tiền của người mua trước khi giao nhà.

Chính vì vậy mới có con số 77, chứ thật ra hơn 500 dự án BĐS trên địa bàn TP.HCM đang trong quá trình đầu tư đều phải liên kết với ngân hàng thương mại. Chuyện một hay nhiều dự án thế chấp ngân hàng là hết sức bình thường”.

Ông Liên cho hay, sự cố của dự án Hamona vừa qua đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho người mua cần biết dự án mình mua thuộc diện nào và có bị cầm cố ở ngân hàng hay không. Vì vậy, việc công bố thông tin này nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiếu thông tin của người tham giai giao dịch bất động sản.

Theo ông Liên, đây là lần đầu tiên Sở tiến hành công bố thông tin theo Luật Nhà ở nên với tinh thần là vừa làm vừa lắng nghe, cập nhật những yêu cầu của các bên để thông tin công bố ngày càng đúng mong muốn của người dân. Có 2 hình thức cung cấp thông tin là trên web và cung cấp thông tin trực tiếp cho ai có nhu cầu.

“Hiện nay, chúng ta chưa có quy định về việc phải công bố thông tin liên quan đến những vấn đề tài sản, dự án thế chấp nên chúng tôi căn cứ vào Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 và chỉ đạo của Thành phố để triển khai”, ông Liên nói.

Các dự án thế chấp do Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội công bố, gồm:

Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú - Invest (Khu đất có ký hiệu TTDV-01, KĐTM An Hưng, phường La Khê và phường Dương Nội, quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất.

Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính (Khu A, B Tổ 51 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) thế chấp quyền sử dụng đất.

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh thế chấp 1 phần tài sản gắn liền với đất hình thành trong lương lai dự án tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa.

Công ty TNHH Đầu tư Capitaland - Hoàng Thành (CT09 - Khu Cổ Ngựa, Khu đô thị mới Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việt (KĐTM Phú Lương, phường Phú Lương, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất.

Công ty Cổ phần tập đoàn Nam Cường Hà Nội (thửa số 04, 03, 02, 01 phường Yên Nghĩa, phường Dương Nội, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (D20-CTDDCN1, KĐTM hai bên đường Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội, quận Hà Đông và xã La Phù, huyện Hoài Đức) thế chấp quyền sử dụng đất.

Công ty TNHH Mai Trang (Dự án số 16 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) thế chấp quyền sử dụng đất.

Công ty cổ phần Hóa chất và Vật tư Khoa học kỹ thuật (Dự án Số 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) thế chấp bằng quyền sử dụng đất.

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top