Có cả một bộ sưu tập những thiết kế đô thị hay mô hình quy hoạch đô thị được Jim Kunstler gọi là “Ngày cũ của tương lai”, tập hợp những hình ảnh về một thành phố mơ ước trong tương lai được phác thảo từ những năm 1923. Phần lớn những thiết kế này trông giống như bị đảo lộn với những con đường được xây dựng “vắt vẻo” phía trên đỉnh và thân của những tòa nhà.
Chủ nhân của bộ sưu tập, Matt Novak viết rằng: “Tầm nhìn của thành phố tương lai trên được xây dựng bởi Louis Biedemann (1872 – 1957) và rõ ràng rằng nó được lấy cảm hứng từ các ý tưởng xây dựng cuộc sống cộng đồng tại Châu Âu. Gernback, một người Mỹ đến từ Luxembourg đã mang nhiều ý tưởng về diện mạo của những thành phố trong tương lai từ Châu Âu này và trộn lẫn chúng với các đặc điểm đậm chất New York, chính là người khởi xướng nó”.
Trong những thành phố tương lai này, tất cả các tòa nhà đều có cùng chiều cao và phần mái của chúng được kết nối với nhau bởi các cây cầu khổng lồ. Từ đó, biến phần mái của chúng thành các mái nhà xanh với các mục đích sử dụng cho cộng đồng như vườn cây, nhà hát nhạc giao hưởng và các rạp chiếu phim ngoài trời.
Quả thực, mô hình quy hoạch này rất giống với những gì có ở Châu Âu; trong một tờ báo có viết: “Tại Châu Âu, như một nguyên tắc, mọi người không di chuyển quá xa từ nơi ở đến chỗ làm mà họ chỉ tốn trung bình khoảng từ 15 phút đến 1 tiếng để làm việc đó. Thông thường, mọi người sống ở gần nơi làm việc”.
Bởi vậy thành phố trong tương lai được thiết kế để mọi người có thể đi bộ từ văn phòng (không gian được bố trí ở các tầng thấp hơn) đến các căn hộ (được xây dựng ở phía trên) và cắt giảm thời gian di chuyển của con người. “Lợi ích của mô hình quy hoạch này là rất lớn, nhưng ngạc nhiên là nó lại không được thử nghiệm trên quy mô rộng”.
Phần mái của thành phố cũng bao gồm cả một trường học mở (open air school), tên của một phong trào về y tế và giáo dục Châu Âu ở thời kỳ hậu chiến tranh; người ta cũng tin rằng ánh sáng mặt trời và không khí trong lành là những “phương thuốc” tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tật. Và bên cạnh đó là bãi đỗ xe cho những chiếc xe bay.
Nói cho cùng, quy hoạch mái nhà xanh của Louis Biedermann vô cùng có ý nghĩa đối với tầm nhìn quy hoạch khoa học trên thế giới. Nếu như tất cả ánh sáng và không khí trong lành ở trên đỉnh thì tại sao không đưa con người sống ở đó? Mái nhà xanh cho tất cả mọi người, một ý tưởng thật vĩ đại.