1. Phong cách Pop Art là gì?
Pop Art (viết tắt của chữ Popular Art tức nghệ thuật đại chúng) là trào lưu mỹ thuật xuất phát từ nghệ thuật đại chúng của thời đại công nghiệp giữa thập niên 1950. Từ năm 1960, Pop Art lan sang Châu Âu và biển đổi thành nhóm Tượng hình mới (Nouvelle Figuration), Hiện thực mới (Nouveau Réalisme).
Pop Art có khởi nguồn từ Anh vào những năm 1950 và thật sự bùng nổ khi du nhập vào Mỹ, trở thành một trào lưu cộng đồng lớn. Pop Art có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực như mỹ thuật, quảng cáo, thời trang và tất nhiên là cả trang trí nội thất. Thuật ngữ “Pop Art” xuất hiện từ ngòi bút của nhà phê bình người Anh Lawrence Alloway để mô tả những gì ông thấy với sự thay đổi dịch chuyển của những vấn đề đương đại và kỹ thuật trong nghệ thuật.
2. Pop Art trong thiết kế nội thất
Phong cách này mang trong mình một sự phá cách và bùng nổ. Những món đồ trang trí không rõ công năng, sắp xếp ngẫu hứng, màu sắc phong phú... mang lại sự tươi trẻ và năng động cho Pop Art. Và hoàn toàn không có chỗ cho sự buồn tẻ, đơn điệu. Pop rt là nghệ thuật đại chúng, có tính nhất thời, hiệu quả sử dụng và kinh tế cao, tính chất trẻ trung, phóng khoáng, táo bạo, dí dỏm, hài hước.
3. Đặc điểm của không gian phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất
Màu sắc tươi mới, có độ chói cao
Dễ nhận thấy rằng với cá tính nổi trội, phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất sẽ trở nên nổi bật với bảng màu rực rỡ và tươi sáng. Sự đối chọi và có độ tương phản cao về màu sắc của phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất sẽ tạo ấn tượng tốt về một không gian luôn tươi mới, sinh động và có chiều hướng vận động tích cực.
Không chỉ là sự đối chọi, phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất còn là sự lặp lại và cộng hưởng giữa các sắc màu, tạo thành một hiệu ứng theo chuỗi.
Màu sắc trong phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất là các gam màu tươi mới và đặc biệt là các gam màu bậc 1 với độ chói cao. Sử dụng gam màu bắt mắt sẽ đặc biệt nhấn mạnh sự trẻ trung, tươi mới phù hợp cho những người trẻ tuổi. Tuy vậy, gam màu này cũng sẽ đem đến hệ lụy khá nghiêm trọng trong việc sử dụng đồ nội thất trong không gian. Phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất sẽ ngay lập tức bị phá vỡ nếu người dùng không biết cách sử dụng các gam màu khác để dung hòa gam màu bậc 1 đó.
Ánh sáng ngẫu hứng và chuyển đổi đa dạng
Không chỉ ngừng lại ở màu sắc, phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất còn là sự nổi loạn ở việc sử dụng ánh sáng mang tính đa chiều. Sự chuyển động của hình khối dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ của ánh sáng nhưng tựu chung lại vẫn thế hiện rõ nét sự mạnh mẽ, táo bạo pha lẫn nét quyến rũ và lãng mạn.
Ánh sáng của phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất là việc chuyển đổi đa dạng, ngẫu hứng về màu sắc kết hợp cùng các nguyên tắc chiếu sáng cơ bản trong từng không gian sống tạo nên hiệu ứng sống động cho các hình khối khác.
Họa tiết trang trí cá tính
Điểm nhấn quan trọng nhất trong những phút ngẫu hứng của phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất là những họa tiết Comic hoặc Graffiti rất ấn tượng. Những họa tiết này được tái hiện lại từ phong trào truyện tranh Comic và nghệ thuật Underground rất nổi tiếng của Mỹ.
Phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất là sự tái hiện lại hình ảnh từ cuộc sống, phim ảnh hay truyện tranh,… nên yếu tố nội thất để bày tỏ rõ tư tưởng, tính sáng tạo và dấu ấn cá nhân đầy chất đương đại.
Phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất đặc biệt đề cao đến những ý tưởng đằng sau tác phẩm nghệ thuật. Chính vì vậy, nhiều tác phẩm theo phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất được xem là những thử thách thị lực thú vị cho người xem.
Tận dụng hình khối triệt để trong không gian
Không gian thiết kế càng trở nên ấn tượng hơn với cách tận dụng hình khối của phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất. Các đồ dùng nội thất thông thường như ghế sofa, bàn trà, tủ,… được sắp đặt ngẫu hứng từ sự yêu thích của chủ nhân. Tuy nhiên, cách sắp xếp hài hòa với các điểm nhấn về màu sắc, ánh sáng sẽ đem đến các loại hiệu quả khác nhau.
Thông thường, phong cách Pop Art trong thiết kế nội thất sẽ chú ý đến việc lựa chọn các hình khối với màu sắc đậm, sắp xếp các hình khối đó theo đa chiều của ánh sáng hoặc sử dụng cả ánh sáng nhân tạo để tạo thêm sắc thái khác cho hình khối nếu cần thiết.