- Khi thiết kế, bạn cần biết quy tắc tam giác giữa tủ lạnh, bếp và chậu rửa. Để hiệu quả tối đa, tam giác không được quá hẹp, cũng không được quá xa. Mỗi cạnh tam giác không được thấp hơn 3,6m và không dài hơn 7m.
- Nếu bạn thiết kế căn bếp kết hợp với phòng ăn, cần nhớ tạo lối đến bàn ăn rộng rãi để dễ dàng đi lại khi nấu nướng và ăn uống.
- Gia chủ nên làm tủ bếp sát trần nhà. Những tủ bếp làm lưng chừng chỉ có tác hại là hứng bụi, đồng thời bếp cũng không đẹp. Làm tủ đến sát trần nhà, bạn có thể cất các đồ ít sử dụng, đồ dùng cho các bữa tiệc đông người ở trên cao.
- Làm ngăn kéo trượt giúp bạn có thể kéo ra ngoài để lấy đồ tiện lợi hơn. Với những đồ vật nặng, ngăn kéo trượt càng hữu ích.
- Biến đảo bếp thành tủ, bạn sẽ có không gian thoải mái chứ đồ chứ không còn cảnh gian bếp lộn xộn.
- Đừng dùng lại những thiết bị hay vật dụng của nhà bếp cũ. Có thể làm vậy giúp bạn tiết kiệm được chút tiền, nhưng thiết bị cũ thường không hợp với nhà bếp mới.
- Khi chọn sàn nhà cho bếp, hãy chọn loại gạch chống trượt hoặc dễ dàng lau chùi. Sàn bếp bằng đá phiến thường hay bị rỗ và đôi khi bạn cần phải làm lại. Sàn bằng gỗ thường đẹp nhưng hay bị mòn ở những vị trí như tủ lạnh, bếp lò và bồn rửa. Sàn nhà bằng đá cứng và tự nhiên là tốt nhất.
- Máy hút khí giúp làm sạch mùi hôi và thông thoáng cho căn bếp. Hãy chọn loại vận hành êm, hiệu quả.
- Trong môi trường bếp, các loại phụ kiện lắp ráp để tạo nên hệ thống bếp cần phải có tuổi thọ ít nhất 20 năm. Vì vậy, gia chủ nên chọn những loại tủ không dùng bản lề, hoặc có bản lề đóng mở giảm chấn, để ngăn lưu trữ hoạt động trơn tru và dễ dàng.