Cất giữ thực phẩm đúng cách để tiết kiệm điện
Để tiết kiệm điện tủ lạnh, bạn không nên chất quá đầy thực phẩm vào tủ, giữa các thực phẩm cần phải chừa ra một khoảng cách để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm xuống; thực phẩm nóng (như nước nóng, cơm nóng, đồ ăn nóng) phải để nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh nếu không chúng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên quá nhanh làm điện năng hao tốn nhiều hơn;
Đặc biệt, bạn nên sử dụng đồ đựng thực phẩm bằng kim loại thay cho đồ nhựa do tính năng dẫn lạnh tốt hơn, chính vì vậy thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, điện được tiết kiệm hơn.
Cho vào ngăn mát tủ lạnh một ít đá, thực phẩm đông lạnh bạn sắp sử dụng nhằm góp phần giữ lạnh ngăn này, hạn chế sự hoạt động của bộ phận chế lạnh do nhiệt độ được điều hòa, từ đó tiết kiệm điện tốt hơn.
Không những thế, bạn cần lưu ý rằng, trường hợp thực phẩm cần giữ chỉ chiếm một diện tích nhỏ buồng giữ lạnh, để tiết kiệm điện, bạn nên sử dụng những miếng nhựa xốp chứa đầy vào buồng giữ lạnh nhằm thu hẹp không gian cần làm lạnh của tủ lạnh, giúp điện năng tiêu thụ ít hơn trong khi những miếng nhựa xốp này hầu như không hút lạnh chút nào.
Tiết kiệm điện khi lựa chọn các thiết bị điện
Khi mua, bạn nên lựa chọn các thiết bị ít hao tổn hoặc tiết kiệm điện năng.
Không nên sử dụng các sản phẩm bóng đèn dây tóc, thay vào đó, hãy sử dụng các loại đèn halogen hiệu năng hay đèn huỳnh quang compact. Bạn tiết kiệm được đến 80% lượng điện tiêu thụ đấy.
Về điều hòa
- Sử dụng quạt trần thay điều hòa. Bật quạt hoặc quạt trần sẽ làm cho cả căn phòng được mát và tạo sự thông thoáng hơn cho ngôi nhà.
- Bật điều hòa ở nhiệt độ thích hợp. Điều hòa nhiệt độ nên để khoảng 26 độ, mức nhiệt độ này không quá nóng và quá lạnh. Nó cũng góp phần tiết kiệm điện năng hơn cho mỗi gia đình.
- Tắt điều hòa trước khi ra khỏi phòng. Trước khi bạn rời khỏi phòng, hãy tắt điều hòa trước đó khoảng 30 phút hoặc 1 giờ để giảm việc tiêu thụ điện năng và chi phí cho thiết bị ngốn điện mùa hè này.