Aa

Một văn bản lạ lùng

Thứ Sáu, 21/12/2018 - 13:55

Một văn bản lạ lùng; Nguồn cung nhà ở xã hội cho công nhân như "muối bỏ bể", nút thắt ở đâu?; Vì sao bất động sản phía Tây vì sao được lòng các nhà đầu tư?... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Một văn bản lạ lùng

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành văn bản số 12143/UBND-KGVX trong đó có một nội dung khiến nhiều doanh nghiệp và chuyên gia phản ứng khá quyết liệt.

Mặc dù, mục đích của việc ban hành văn bản là tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư ngoài ngân sách lĩnh vực bất động sản du lịch trên địa bàn tỉnh bởi có thông tin nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà nằm trong tầm ngắm hoặc đã có quyết định thu hồi nhưng chủ đầu tư lách luật chuyển nhượng dự án.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây tranh cãi trong văn bản kể trên nằm tại nội dung văn bản: “Yêu cầu Sở KH&ĐT kiểm tra xây dựng quy định, cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các phòng chuyên môn trong Sở, không để xảy ra tình trạng lợi dụng việc thay đổi, điều chỉnh đăng ký kinh doanh hoặc thay đổi, điều chỉnh cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn doanh nghiệp để chuyển nhượng dự án đầu tư có vốn ngoài ngân sách”.

Nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà nằm trong tầm ngắm thu hồi

Nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà nằm trong tầm ngắm thu hồi

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp địa ốc “dẫm chân nhau” đi săn quỹ đất

Theo giới chuyên môn, đây là lựa chọn tất yếu của các doanh nghiệp khi thị trường Tp.HCM gần như đã cạn quỹ đất để phát triển dự án mới. Theo đó, hàng loạt doanh nghiệp BĐS đầu ngành đều chuyển hướng về tỉnh thay vì bám trụ ở thành phố.

Các tập đoàn lớn như Novaland, Nam Long, Hưng Thịnh, Thủ Đức House, LDG Group, Phú Long… đều tuyên bố chiến lược năm 2019 sẽ ưu tiên săn quỹ đất đẹp để phát triển dự án ở các thị trường tỉnh quen thuộc như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Phan Thiết. Bên cạnh đó, các khu vực mới như Cần Thơ, Bà Rịa, Ninh Thuận, Phú Quốc, Cam Ranh, Đà Lạt và Quãng Ngãi… cũng được chú trọng khai phá.

Nhìn nhận về xu hướng dịch chuyển của doanh nghiệp năm 2019, ông Nguyễn Minh Khang - Tổng giám đốc LDG Group cho rằng, đây là dòng chảy không thể tránh khỏi của thị trường. Các chủ đầu tư và nhà phát triển BĐS buộc phải đánh bắt xa bờ khi mà quỹ đất Tp.HCM ngày càng hạn chế và giá ngày càng cao. Năm 2019 sẽ là năm bùng nổ phát triển BĐS ở các thị trường tỉnh, không chỉ là các khu vực quen thuộc mà ở cả những thị trường chưa được khai phá trước đó.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nguồn cung nhà ở xã hội cho công nhân như "muối bỏ bể", nút thắt ở đâu?

Thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho hay, hiện cả nước có 2,8 triệu công nhân tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất, trong đó có 1,7 triệu người có nhu cầu về nhà ở.

Trong khi đó, theo số liệu từ Bộ Xây dựng, trên phạm vi cả nước, mới hoàn thành đầu tư xây dựng 87 dự án NƠXH cho công nhân KCN, quy mô xây dựng khoảng 28.800 căn hộ, đáp ứng được gần 28% nhu cầu về nhà ở cho công nhân.

Như vậy, còn tới 72% nhu cầu chờ giải quyết và phần nào trong số đó đang phải tự giải quyết bằng mô hình thuê trọ.

Ngay cả trong các trung tâm đầy tiềm năng như TP. Hà Nội cũng chỉ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu chỗ ở cho công nhân, còn TP.HCM mới giải quyết được khoảng 15% nhu cầu.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường vật liệu xây dựng: Sẵn sàng để vươn ra thế giới

Từ việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thậm chí phải nhập khẩu vật liệu xây dựng từ nước ngoài, những năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu được một số loại vật liệu xây dựng cơ bản như xi măng, sắt thép, gạch ốp lát..., trở thành một trong ba quốc gia xuất khẩu xi măng lớn nhất thế giới. “Sức khỏe” của ngành vật liệu xây dựng ngày càng ổn định, đủ sức vươn mình ra thế giới.

Đánh giá về tình hình hình sản xuất tiêu thụ vật liệu xây dựng năm 2018 và dự báo năm 2019, ông Nguyễn Quang Hiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) chia sẻ, năm 2018, ngành sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục có sự phát triển, tất cả các chủng loại vật liệu xây dựng chủ yếu cơ bản đã thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước; đồng thời một số sản phẩm vật liệu xây dựng đã tham gia vào thị trường xuất khẩu. Một số loại sản phẩm giữ vai trò chủ đạo đã có sự tăng trưởng tốt như xi măng, kính xây dựng…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vì sao bất động sản phía Tây vì sao được lòng các nhà đầu tư?

Cùng với sự phát triển đồng bộ của hạ tầng giao thông và các cơ sở y tế, giáo dục, ngày càng nhiều các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước cũng như quốc tế đổ về khu vực này. Sự phát triển và mở rộng của các doanh nghiệp nước ngoài tại Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận khiến nhóm nhân sự cao cấp nước ngoài xuất hiện với số lượng ngày càng lớn.

Chính vì thế, thị trường bất động sản thuê nhà, đặc biệt là phân khúc cao cấp của khu vực phía Tây phát triển rất mạnh mẽ. Nhiều chuyên gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Anh,… chọn sinh sống và làm việc tại những khu vực có tuyến giao thông trọng yếu.

Theo khảo sát, ngân sách thuê căn hộ của nhóm đối tượng này dao động trung bình từ 1.000 – 7.000 USD/tháng và luôn nhắm tới các căn hộ đáp ứng tiêu chuẩn sống khắt khe và thuận tiện cho công việc cũng như sinh hoạt.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top