Aa

Mua nhà trả góp và những những kinh nghiệm vay mua nhà trả góp cần nắm rõ

Thứ Hai, 14/09/2020 - 13:35

Xu hướng lựa chọn mua nhà trả góp hiện là sự lựa chọn của rất nhiều gia đình khi muốn sở hữu căn hộ chung cư, nhà ở để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, để vay mua nhà trả góp hiệu quả thì không phải ai cũng biết.

Mua nhà trả góp là gì ?

Mua nhà trả góp có thể được hiểu đơn giản là khách hàng vay vốn từ ngân hàng để mua nhà từ người bán. Với hình thức này, bạn chỉ cần phải bỏ ra số tiền khoảng 30 - 40% giá trị ngôi nhà và phần còn lại sẽ được ngân hàng hỗ trợ cho vay. Số tiền vay khách hàng có thể trả dần trong vòng 10 năm, 20 năm,... tùy theo quy định của mỗi ngân hàng.

Những kinh nghiệm vay mua nhà trả góp cần nắm rõ

1. Nắm vững các quy tắc vàng

Những quy tắc vàng trong vay vốn mua nhà trả góp đó là những khoản vay thường vị ngân hàng thả nổi, áp dụng các biên độ thay đổi định kỳ từ 6 - 12 tháng/lần. Ngay khi bạn mới có ý định vay vốn, các ngân hàng sẽ chào các gói lãi suất ưu đãi hấp dẫn 8,5 - 9% năm, tuy nhiên chỉ áp dụng trong 6 - 12 tháng đầu tiên. Từ tháng 13 trở đi, khách hàng sẽ phải chịu mức điều chỉnh lãi suất mới cao hơn mức cũ từ 4%.

Các khoản vay mua nhà trên thực tế sẽ được ngân hàng coi là khoản cho vay tiêu dùng nên lãi suất sẽ khá cao. Bởi vậy, khi chọn vay vốn để mua nhà trả góp, bạn cần xem xét kỹ sự biến động của lãi suất trong những năm sau đó theo hợp đồng tín dụng.

2. Chọn mua nhà trả góp phù hợp với túi tiền

Khi bạn đã lựa chọn vay vốn ngân hàng để mua nhà, đừng lựa chọn những căn nhà có giá trị lớn vượt ngoài khả năng kiểm soát của bản thân và gia đình.

Mua một ngôi nhà quá rộng, không sử dụng hết cũng đồng nghĩa với việc gia đình bạn phải còng lưng để trả những khoản vay và nợ gốc không cần thiết.

Ngôi nhà hợp lý nhất là diện tích vừa phải, đầy đủ không gian cho các thành viên gia đình.

3. Duy trì thu nhập và chủ động đối phó

Sau khi mua nhà trả góp việc duy trì mức thu nhập ổn định là vô cùng cần thiết, điều này sẽ tạo cơ sở tài chính vững chắc để có thể trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải tìm cách để có thêm thu nhập từ các khoản thu phụ để khi ngân hàng tăng lãi suất bạn vẫn có thể ứng phó được.

Ngoài ra, khoản nợ ngân hàng là động lực để bạn phấn đấu và nỗ lực trong công việc. Tuy nhiên, nó cũng làm bạn mệt mỏi khi nghĩ đến thời gian trả nợ dài, có thể lên đến 10 năm, 20 năm. Vì vậy, nếu có điều kiện, hãy cố gắng để tất toán nợ trước hạn. Trả nợ càng sớm, khách hàng sẽ tránh được biến động lãi suất lớn trên thị trường.

4. Để tâm đến lãi suất phạt

Tỷ lệ vay 50% giá trị tài sản được xem là áp lực tài chính vừa phải, không quá căng thẳng. Ảnh minh họa

Khi vay mua nhà, thường sẽ có đến 80% khách hàng thanh toán dứt nợ trong 5 năm đầu tiên. Những trường hợp này thường bị phạt trả trước, tuy nhiên khoản tiền này người vay mua nhà lại ít để ý. Chính sách phạt trả nợ trước hạn của các ngân hàng là khác nhau, cho nên khi quyết định vay, khách hàng nên đọc kĩ điều khoản này và cân nhắc kỹ.

Việc trả nợ trước hạn khiến bạn bị phạt khá nặng từ 1 - 3%. Điều này cũng dễ hiểu bởi khi ngân hàng chào mức lãi suất cao họ thường phải đề ra mức phạt cao để có thể bù lỗ mức ưu đãi ban đầu. Nhưng cũng không nên tiếc số tiền này, cũng không nên gửi tiết kiệm khi bạn vẫn đang nợ vì lãi suất tiết kiệm bạn nhận được chỉ bằng một phần nhỏ khoản lãi bạn phải trả cho số nợ của mình. Hãy trả nợ càng sớm càng tốt.

5. Mua bảo hiểm cho căn nhà

Rất nhiều người không chú trọng tới điều này, tuy nhiên, nó sẽ rất hữu ích khi bạn đang vay vốn ngân hàng để đảm bảo rủi ro bất ngờ về bất động sản. Đây là điều vô cùng quan trọng và cần thiết đặc biệt khi bạn mua nhà trả góp. Trong khi đó phí mua bảo hiểm này tương đối thấp, chỉ khoảng 0,14% giá trị căn nhà/năm.

Hồ sơ vay mua nhà trả góp bao gồm những gì?

Những giấy tờ mà khách hàng chuẩn bị khi vay mua nhà chính là những căn cứ đầu tiên để ngân hàng phê duyệt ra và quyết định giải ngân. Khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau để được ngân hàng xem xét, phê duyệt nhanh chóng nhất:

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ vay theo mẫu của ngân hàng;

- Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân;

- CMND của khách hàng, Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú;

- Tài liệu liên quan tới nhà, đất ở cần mua, xây dựng, sửa chữa;

- Tài liệu chứng minh nguồn thu nhập để trả nợ;

- Tài liệu liên quan tới tài sản bảo đảm./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top