Nền tảng vững chắc
Theo báo cáo khảo sát việc sử dụng năng lượng tái tạo khu vực Châu Âu, tính từ năm 2013 đến năm 2014, 51.1% năng lượng tiêu thụ của Thụy Điển đến từ năm lượng tái tạo. Cũng theo đó, Thụy Điển là quốc gia sử dụng nhiều năng lượng tái tạo nhất trong Liên minh Châu Âu.
Theo thống kê mới nhất vào cuối tháng 10/2016, ước tính Thụy Điển chỉ phát thải 4.25 tấn khí nhà kính (CO2)/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức phát thải trung bình của Liên minh Châu Âu (6.91 tấn) và Mỹ (16.15 tấn).
Quay trở về quá khứ, trước năm 1970, Thụy Điển đã từng phụ thuộc hoàn toàn vào nhiên liệu hóa thạch khi nó phục vụ cho việc sản xuất 3/4 lượng năng lượng mà nước này tiêu thụ. Sau đó, sau cuộc khủng hoảng dầu vào đầu thập niên 1970, Thụy Điển đã nắm bắt được xu hướng phát triển của thế giới và đầu tư rất nhiều trong việc tìm kiếm, lựa chọn và phát triển các nguồn năng lượng thay thế.
Kết quả là ngày nay, Thụy Điển đã giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch xuống 20% và tiến tới hoàn toàn không sử dụng năng lượng đến từ nhiên liệu hóa thạch.
Lý do cho sự thành công này đó là 83% lượng điện Thụy Điển tạo ra đến từ 3 lò hạt nhân và nhiều lò thủy điện khác. 10% điện tiếp theo của nước này đến từ các lò nhiệt điện có sử dụng nhiên liệu sinh học không phát thải CO2. 7% điện còn lại mà Thụy Điển sử dụng được tạo ra từ năng lượng gió.
Tuy nhiên, nhà chức trách nước này vẫn sẽ tiếp tục tiến hành đóng cửa các lò điện hạt nhân vì những lò sản xuất điện này vẫn sử dụng 1 phần nhỏ nhiên liệu hóa thạch trong quá trình sản xuất. Năm 2015, một trong số 3 lò hạt nhân đã được đóng cửa vĩnh viễn. Dự kiến trong khoảng từ năm 2015 đến 2025, 2 lò còn lại sẽ tiếp tục bị ngưng hoạt động.
Mục tiêu trong tầm tay
Thay thế vào đó sẽ là các nguồn năng lượng xanh, bao gồm:
Năng lượng sinh học: Thụy Điển có nhiều rừng hơn phần lớn các quốc gia khác với 53% rừng bao phủ, so với độ rừng bao phủ trung bình của thế giới 30%. Do đó, khoảng 90% năng lượng sinh học tại Thụy Điển sẽ được khai thác từ lĩnh vực lâm nghiệp.
Năng lượng sinh học (bao gồm than bùn) sẽ chiếm 22% tổng nguồn năng lượng cung cấp cần thiết cho Thụy Điển để sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp và tiêu thụ cho hệ thống sưởi của các hộ gia đình.
Tế bào nhiên liệu: Một tế bào “nhiên liệu” hoạt động như một nhà máy điện nhỏ, kết hợp hydro (H2) và oxy (O2) để sản xuất năng lượng, với phần thải chỉ là nước. Do đó, nó hoàn toàn an toàn với môi trường.
Được biết, năm 2012, một nhóm nghiên cứu của Học viện Công nghệ Hoàng gia ở Stockholm đã tạo ra phân tử Catalyser có thể oxi hóa nước thành O2 nhanh chóng. Vài năm sau, từ phát hiện đó mà hiện nay, Thụy Điển đã có thể sản xuất năng lượng nhờ tế bào nhiên liệu.
Năng lượng mặt trời: Việc sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời của Thụy Điển khá phát triển do sự khuyến khích và hỗ trợ của chính phủ. Theo đó, năm 2015, năng lượng tái tạo của của Thụy Điển sử dụng đạt tới 79.4 MW. Từ năm 2013 đến 2016, Cơ quan Năng lượng Thụy Điển (SEK) đã tiếp tục đầu tư 123 triệu USD cho việc nghiên cứu các tế bào năng lượng mặt trời, nhiệt năng lượng mặt trời và nguyên liệu hấp thụ năng lượng mặt trời.
Sóng điện: Sóng điện là điện năng được tạo ra từ các con sóng đánh vào bờ làm quy tua-bin phát điện. Đây có thể là một trong những công nghệ quan trọng nhất trong tương lai. Trong tương lai, bờ biển Tây Thụy Điển sẽ là nguồn khai thác vô tận năng lượng này.
Mặt khác, Thụy Điển cũng khuyến khích người dân sử dụng một cách tiết kiệm các nguồn năng lượng. Vì vậy, theo một báo cáo không chính thức được đi kèm báo cáo trên, ở một số quốc gia, lượng năng lượng mà một người sử dụng bằng số năng lượng mà 9.6 triệu dân Thụy Điển.
Nhờ những kết quả khả quan như vậy nên vào năm 2015, thủ tướng Thụy Điển tuyên bố nước này sẽ tiến đến trở thành "một trong những quốc gia hoàn toàn không sử dụng nhiên liệu hóa thạch đầu tiên trên thế giới" trong bài phát biểu của mình trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Cụ thể hơn, một thanh tra thị trường năng lượng Thụy Điển cho biết nước này đặt ra mục tiêu đến năm 2040 sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo.