Aa

Muốn con hạnh phúc, hãy dạy con biết lạc quan

Thứ Tư, 02/01/2019 - 00:15

Những đứa trẻ luôn nhìn thấy “một nửa cốc nước còn đầy”, thay vì nhìn thấy “một nửa cốc nước đã hết” sẽ đối phó tốt hơn với những thử thách trong cuộc sống.

Dạy con biết lạc quan để hạnh phúc hơn

Trẻ con vì nhận thức còn non nớt, hay lấy sự đánh giá của người khác để đánh giá bản thân. Đánh giá xấu, trẻ sẽ tự ti. Đánh giá tốt, trẻ được khích lệ.

Dưới đây lànhữngnguyên tắc để giúp con luôn luôn có suy nghĩ lạc quan, tích cực, từ đó phát triển tốt hơn cả về thể chất và tinh thần.

lac-quan

Hãy dạy con biết lạc quan để cuộc sống hạnh phúc hơn (Ảnh minh họa)

Dừng phàn nàn

Melissa Baldauf (Mỹ) thường phát hiện thấy mình than thở về mọi việc trong khi đang lái xe chở 2 cậu con trai, một 2 tuổi và đứa còn lại 4 tuổi, đi học.

Cô phàn nàn những chuyện rất đơn giản như: “Mẹ con mình cứ đi muộn suốt” hoặc “Đi mãi mà không đến nơi thế nhỉ”.

Chú ý vào những suy nghĩ tiêu cực, thất vọng là một lỗi thường gặp của các bà mẹ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, bạn càng thường xuyên rên rỉ về những khó khăn trong công việc, các vấn đề tài chính trước mặt con, thì con càng dễ học theo thói quen xấu đó.

Thay vì kêu ca than vãn, hãy nói với con về những điều tốt đẹp nho nhỏ mà bạn gặp phải (ví dụ: “Hôm nay mẹ đã xong một dự án kéo dài ở chỗ làm” hoặc “Chưa bao giờ mẹ gặp một cô thu ngân dễ thương như ở siêu thị hôm nay”).

Jenn McCreary, một bà mẹ ở Philadelphia, đã chơi trò “hoa hồng và gai” với 2 cậu con trai 9 tuổi.

Mỗi thành viên trong gia đình họ sẽ tiết lộ điều tốt nhất (hoa hồng) và tồi tệ nhất (gai) trong ngày với những người còn lại. Jenn McCreary nhận thấy các con cuối cùng sẽ chú ý hơn đến “hoa hồng” so với phàn nàn về “gai”.

Phần cuối của trò chơi mà điều mà cả gia đình McCreary yêu thích: “Chúng tôi chia sẻ về những hi vọng mà mình muốn đạt được vào ngày mai” cô nói.

Làm gương cho con

Sự lạc quan của cha mẹ sẽ giúp bé hiểu rõ hơn về nguyên tắc suy nghĩ tích cực. Hãy đánh giá mọi việc một cách lạc quan, cởi mở trò chuyện và chia sẻ với con. Ví dụ trước ngày đầu con đi học, hãy hỏi: “Mai là ngày đầu con lên lớp, chắc sẽ có nhiều chuyện thú vị lắm nhỉ?”.

Nếu bé tỏ ra lo lắng, hãy giúp con điều chỉnh suy nghĩ: “Nếu con lo lắng, mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn. Sao con không nghĩ tới những chuyện vui có thể xảy ra ở trường nhỉ?”. Trẻ học cách suy nghĩ tích cực càng sớm sẽ sử dụng chúng càng hiệu quả.

Nhìn nhận khía cạnh tiêu cực và điều chỉnh nó

Suy nghĩ tích cực không đồng nghĩa với việc phớt lờ những mặt tiêu cực. Nếu bé bị gãy tay và đang hồi phục, hãy nhìn nhận rằng chuyện này khiến bé đau: “Mẹ biết là con rất đau”.

Rồi cho bé thấy cách bạn điều chỉnh tình huống tiêu cực: “Nếu mẹ con mình cứ chú ý tới cái tay đau này thì cả hai sẽ rất khổ sở. Sao mình không nghĩ tới những trò thú vị có thể làm với khuôn bó bột này nhỉ”. Kỹ thuật điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực sẽ giúp nuôi dưỡng khả năng thích ứng của trẻ.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top