Aa

Năm 2020: Văn phòng chia sẻ tiếp tục bùng nổ

Thứ Ba, 31/12/2019 - 06:06

Tốc độ tăng trưởng như vũ bão của thị trường văn phòng đã đẩy xu hướng văn phòng chia sẻ lên ngồi, dần thay thế cho văn phòng truyền thống nhờ sự tiện ích mà loại hình dịch vụ này mang lại.

Kể từ năm 2018, thị trường văn phòng cho thuê đã bắt đầu bứt tốc. Sau mức tăng trưởng hơn 7% vào năm 2017, thị trường văn phòng tiếp tục mức tăng trưởng vũ bão (tỷ lệ lấp đầy gần 95%) vào năm 2018 và đang sở hữu con số tăng trưởng khả quan trong năm 2019.

Một trong những nhân tố tạo ra sức nóng của văn phòng cho thuê hiện nay đến từ sự chuyển dịch sử dụng văn phòng chia sẻ. Đây là mô hình không gian làm việc chung mà ở đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cùng chia sẻ không gian làm việc, các tiện ích văn phòng, cơ sở vật chất thay vì phải tự đi thuê và thiết kế văn phòng của chính mình.

Ảnh minh họa

Theo số liệu mới nhất từ Savills và báo cáo của Co-working Resources, TP.HCM là một trong số 50 thị trường văn phòng chia sẻ phát triển nhanh nhất thế giới. Ước tính cuối năm 2018, Hà Nội và TP.HCM chiếm lần lượt 56% và 44% của tổng nguồn cung 45 không gian làm việc chung.

Lý giải về sức hút của mô hình văn phòng chia sẻ, giới chuyên gia cho rằng, sản phẩm này đã đáp ứng đúng nhu cầu của các công ty khởi nghiệp vừa và nhỏ. Họ cần một văn phòng công ty trọn gói chi phí hợp lý, không gian làm việc linh động để tập trung hoàn toàn vào phát triển vào doanh nghiệp của mình.

Trong khi đó, mô hình văn phòng chia sẻ có thể mang đến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sự lựa chọn thuê lại một phần không gian chung để làm việc trong khi các tiện ích văn phòng cần thiết như bàn lễ tân, bảo vệ, không gian tiếp khách, phòng họp, Wifi tốc độ cao… đều có thể sử dụng chung theo dịch vụ từ bên cung cấp.

Đặc biệt, sự sáng tạo trong thiết kế không gian mở được đánh giá là có khả năng tạo ra cảm hứng cho Thực tế, mô hình văn phòng chia sẻ này đã manh nha từ hơn 7 năm trước. Tuy nhiên, phải đến năm 2015, với sự kiện ra mắt chuỗi co–working space Dreamplex và Toong, mô hình này đã bắt đầu bùng nổ ở Việt Nam.

Bên cạnh những cái tên quen thuộc như Dreamplex, Regus, Toong và Up... thời gian gần đây, thị trường này ghi nhận thêm nhiều tên tuổi khác như CoGo, NakedHub, WeWork. Ucommune, JustCo, the Hive… Trước đó, Shark Hưng - một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản cũng tuyên bố lấn sân làm Co-working Space.

Giới đầu tư cũng cho rằng, khi sự xuất gia nhập của không ít doanh nghiệp vào lĩnh vực văn phòng chia sẻ thì mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Điển hình như Dreamplex, dù hiện tại đang giữ ngôi vị dẫn đầu thị trường về tỷ lệ hấp thụ sản phẩm văn phòng chia sẻ song doanh nghiệp này cũng phải đầu tư lớn vào chiến lược phát triển. 

Văn phòng chia sẻ đang hút doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Theo đó, để tạo ra lợi thế cạnh tranh, Dreamplex không chỉ dừng lại ở việc tạo ra không gian làm việc đẹp, ấn tượng mà còn hỗ trợ, cung cấp chỗ ngồi làm việc trọn gói với các gói chi phí hợp lý phù hợp mọi nhu cầu của doanh nghiệp. Phía doanh nghiệp này còn tung ra nhiều chương trình, sự kiện trau dồi kiến thức, giao lưu. Tất cả nhằm hỗ trợ các thành viên cũng như cộng đồng những nhà kinh doanh và khởi nghiệp tại Việt Nam thành công hơn trong công việc và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

Dự báo trong năm 2020, xu hướng văn phòng chia sẻ sẽ còn tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa. Theo nhận định của Phó Tổng Giám đốc Khối cho thuê thương mại Savills Bùi Trung Kiên: "Sự tương phản giữa bất động sản "cốt lõi" và “ngách” đã dần tan biến trong tư duy của các nhà đầu tư. 

Chu kỳ hoàng kim của thị trường văn phòng được cộng hưởng từ cú hích của phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tăng trưởng cao và bùng nổ thương mại điện tử. 

Trong đó, mặt bằng lẻ cho thuê ngắn hạn theo ngày, giờ hoặc một vài tuần hay một tháng đang đáp ứng được nhu cầu lớn của phong trào khởi nghiệp và thương mại điện tử nhờ quy mô vừa và nhỏ, cách vận hành linh hoạt và giá cả cạnh tranh”.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top