Aa

Năm Đinh Dậu, có cúng gà đêm giao thừa?

Thứ Bảy, 28/01/2017 - 07:14

Nhiều quan niệm cho rằng, năm Dậu thì không nên cúng gà vì có thể mang lại nhiều vận xui. Thực hư của việc "năm Dậu kiêng cúng gà" là như thế nào? Hãy cùng nghe các nhà nghiên cứu phân tích vấn đề này.

Gà là một phần không thể thiếu trên mâm cúng đêm giao thừa, tuy nhiên năm nay, nhiều người cho rằng vì là năm Đinh Dậu - năm gà - nên không cúng gà mà thay bằng thịt lợn hoặc giò, nếu không có thể sẽ gặp điều không may trong năm mới.

Tuy nhiên, theo TS. Trần Hữu Sơn, PCT Hội văn nghệ dân gian, cúng gà đêm giao thừa có nhiều ý nghĩa bởi gà trống gáy gọi mặt trời chiếu sáng cho mặt đất tối tăm. Đêm giao thừa là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, dùng gà trống cúng giao thừa là để xua đuổi những điều xấu, “gọi” đến những điều tốt đẹp.

Không chỉ vậy, theo TS. Sơn, tín ngưỡng dân gian tin rằng, con gà con vậy duy nhất có thể đi xuyên thế giới, kết nối thế giới người và thần tiên, người sống và người chết. Cúng gà đêm giao thừa cũng là biểu tượng báo hiệu một năm mới bắt đầu.

Quan niệm năm Dậu không cúng gà là sai lầm, năm Dậu hay năm gì thì phong tục cúng giao thừa vẫn vậy, vẫn nên có gà trên mâm cúng giao thừa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo GS.TS, Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, con gà tinh thần là con gà của năm gà, con gà vật chất là con gà của việc tế thần nên năm nào cũng có thể dùng để cúng lễ được. Gà cúng giao thừa phải là gà trống hoa, mới tập gáy, bộ lông hội tụ đủ 5 màu của ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), mào cờ thẳng đúng. Đặc biệt gà trống phải chưa từng đạp mái, thể hiện sự thuần khiết, thanh thịnh.

Bên cạnh gà cúng, mâm cỗ cúng giao thừa gồm có xôi, bánh chưng, trầu cau, rượu, nước, vàng mã và hoa quả. Mâm cúng đêm giao thừa đặt ở ngoài trời, nơi quang đãng, sạch sẽ.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top