Ông Đoàn Văn Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO
Từ bỏ chức vụ giám đốc xúc tiến dự án của một tập đoàn Nhật Bản để sáng lập một công ty chuyên về xây dựng và công nghệ, ông Đoàn Văn Bình (sinh năm Tân Hợi 1971) là người sáng lập và hiện đang là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn CEO - một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tập đoàn CEO hiện đang sở hữu nhiều dự án quy mô khủng tại Phú Quốc, Vân Đồn...
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, CEO Group đạt doanh thu 2.387 tỷ đồng, tăng 30%; Lợi nhuận sau thuế 382 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước đó và cũng là con số kỷ lục từ trước tới nay.
Tính đến ngày 31/1/2019, ông Đoàn Văn Bình đang nắm giữ 40,5 triệu cổ phiếu CEO, tương đương hơn 518 tỷ đồng, chiếm 26,2% và là người nằm trong top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt.
Chủ tịch Văn Phú - InvestTô Như Toàn
ÔngTô Như Toàn, sinh năm 1971, là một kiến trúc sư và Tiến sĩ Quản trị kinh doanh. Là một đại gia bất động sản kín tiếng tại Thủ đô đanglà Chủ tịch HĐQT kiêmTổng Giám đốcVăn Phú -Invest.
Văn Phú Invest được biết đến là một đại gia địa ốc, là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản“đình đám” dùcũng cókhông ít tai tiếng. Được hình thành và phát triển từ năm 2003 với tiền thân là Chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Ninh, đến nay Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest đã trở thành một thương hiệu uy tín vớinhiều dự án lớn trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, kinh doanh, xây dựng và phát triển bất động sản.
Dự án đầu tayghi dấu ấn với thị trường và làm nên tên tuổi của Văn Phú - Invest là khu đô thị mới Văn Phú tại Hà Đông. Dự án này có quy mô lên đến 94 havới tổng mức đầu tư 18.000 tỷ đồng. Khu đô thị này đã được bàn giao và đưa vào sử dụng 10 năm. Hay như dự án Home City với nhiều quan điểm bất đồng giữa chủ đầu tư và cư dân ngày mới đi vào bàn giao nhưngđến nay mọi việc đã được giải quyết.
Chủ tịch Văn Phú - Invest Tô Như Toàn
Cũng giống ông Đoàn Văn Bình, ông Tô Như Toàn sinh năm 1971. Hiện ông Toàn đang giữ chức Chủ tịch Văn Phú - Invest.
Tháng 11/2018, Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest đã chính thức niêm yết trên sàn HNX. Tổng khối lượng niêm yết là 160 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ 1.600 tỷ đồng với giá giao dịch phiên đầu tiên là 27.600 đồng/cp. Ngay trong phiên chào sàn, cổ phiếu công tyđã tăng kịch trần lên mức giá 35.800 đồng/cp, đưa ông Toàn lọt vào danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với vị trí thứ 31, tổng giá trị tài sản đạt 1.432 tỷ đồng.
Công ty THG Holdings hiện là cổ đông lớn sở hữu 23,44% vốn điều lệ của Văn Phú - Invest. Được biết, ông Tô Như Toàn hiện sở hữu 25% cổ phần công ty và nắm hơn 40% tại THG Holdings, tức ông Toàn gián tiếp sở hữu 37,5 triệu cổ phiếu mà công ty này nắm giữ, giá trị tài sản của ông Toàn sẽ phải cộng thêm 537 tỷ đồng thìtổng giá tài sản ước tính đạt 1.969 tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Geleximco Vũ Văn Tiền
Ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Geleximco (sinh ngày 10/5/1959) xuất thân trong một gia đình thuần nông, quê gốc tại Tiền Hải – Thái Bình. Ban đầu ông Tiền theo học chuyên ngành sỹ quan kỹ thuật.
Theo giới đầu tư, ông là một tỷ phú giấu mặt. Doanh nghiệp của ông đầu tư vào nhiều dự án lớn với số vốn hàng chục nghìn tỷ đồng.
Ngay từ những năm 1993, ông Vũ Văn Tiền giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc tại CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco).
Được biết, Geleximco hiện là cổ đông chiến lược của rất nhiều doanh nghiệp lớn như sở hữu 13% vốn tại Ngân hàng An Bình (ABBank), 42,5% vốn Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS); 83% vốn tại Ngôi Sao An Bình (vốn điều lệ 550 tỷ đồng). Riêng ông Vũ Văn Tiền hiện sở hữu 4,76% vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội – Hanic (vốn cổ phần 1.175 tỷ đồng); Viện Quản lý Toàn cầu Việt Nam, CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC…
Trong lĩnh vực địa ốc, đại gia Vũ Văn Tiền nổi lên như một tỷ phú đô la với hàng loạt dự án bất động sản đình đám như Khu đô thị Geleximco - Lê Trọng Tấn 135ha nằm trên địa bàn huyện Hoài Đức và quận Hà Đông. Hay dự án Thành phố giao lưu Geleximco hợp tác cùng với Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Quốc tế Vigeba và Tập đoàn Bảo Việt có vị trí rất đắc địa tại địa chỉ số 234 đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội)…
Tập đoàn này còn đang là chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn khác như Dầu Khí – Geleximco tại Hoài Đức 192ha, tổng mức đầu tư 10.322 tỷ đồng; KĐT Đồng Trúc Ngọc Liệp tại Quốc Oai 250ha; KĐT Phú Mãn 461ha, tổng mức đầu tư 6.465 tỷ đồng; KĐT sinh thái Đảo Vạn Cảnh tại Hạ Long…
Vua cà phê Trung Nguyên -Đặng Lê Nguyên Vũ
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10/2/1971 tại Nha Trang, Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo. Theo số liệu năm 2018, Tập đoàn Trung Nguyên của ông có vốn điều lệ là1.500 tỷ đồng và ông vẫn là đại diện pháp lý và có quyền điều hành sau vụ kiện tụng tốn giấy mực với vợ cũ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên có 3 mảng chính gồm kinh doanh - chế biến cà phê, bán lẻ và nhượng quyền thương hiệu (franchising). Theo thông tin từ Chứng khoán Bảo Việt, Trung Nguyên hiệnđã xây dựng được mạng lưới hơn 2.500 quán cà phê nhượng quyền trong nước và nước ngoài (Mỹ, Nhật, Singapore...).
Tuy được thành lập từ khá sớm (1996)nhưng mãi đến năm 2006, Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên mới chính thức được đăng ký kinh doanh. Hiện tại, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang là người đại diện theo pháp luật. Trung Nguyên hiện chưa niêm yết cổ phiếutrên thị trường chứng khoán.
Doanh thu của Trung Nguyên trong giai đoạn 2015 - 2017 đạt khoảng3.800 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn 2015 - 2017, Trung Nguyên đã chi gần 1.000 tỷ đồngđể làm truyền thông, 300 tỷ đồng mua siêu xe hay 200 tỷ đồng cho chương trình “Lập chí vĩ đại - khởi nghiệp kiến quốc”, những con số phần nào cho thấy Trung Nguyên có tiềm lực tài chính khá dồi dào.
CEO Điện Quang -Hồ Quỳnh Hưng
Ông Hồ Quỳnh Hưng được biết đến với vai trò là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Bóng đèn Điện Quang.Hiện tại,ông còn là Ủy viên Ban chấp hành VCCI.
Ông Hưng sinh năm 1971 (tuổi Tân Hợi) tại TP.HCM. Hiện tại, giá trị tài sản của ông Hồ Quỳnh Hưng ước đạt 69,75 tỷ đồng và đứng vị trí 438 trong danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Công ty CP Bóng đèn Điện Quang kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2005 thìtình hình kinh doanh có sự phân kỳ theo từng giai đoạn. 3 năm đầu sản xuất khả quan với sự tăng trưởng ở cả 2chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, nhưng đến năm 2008 thì con số thu về giảm sút đột ngột. Đây cũng là năm công ty này chính thức lên sàn vàgặp khó khăn.
Giai đoạn 2008 - 2014, kết quả kinh doanh hằng năm có sự tăng trưởng đều đặn trở lại, song nguồn thu trong thời gian này chủ yếu đến từ khoản thu tài chính với khách hàng Cuba. Ngoài ra, thời gian này Điện Quangcòn hưởng lợi từ việc thanh lý hàng Compact tồn kho với giá vốn thấp, là nguồn đóng góp chính vào doanh thu xuất khẩu của công ty.
3 năm gần đây (2014 - 2017) lợi nhuận sau thuế bình quân của Điện Quang giảm hơn 20%. Biên lợi nhuận theo đó cũng sụt giảm đáng kể, từ mức 19,6% (2015) đến năm 2016 chỉ còn 10%.
Shark Phú -Chủ tịch Sunhouse
Doanh nhân tuổi Tân Hợi Nguyễn Xuân Phú cókinh nghiệm 18 năm kinh doanh hàng gia dụng. Ôngtừng tự tin khẳng định tình hình kinh doanh của đơn vị mình là"chưa tháng nào lỗ, chưa công ty nào lỗ".
Năm 2000, ông Nguyễn Xuân Phú khởi nghiệp khi trong tay có chưa đến 50 triệu đồng và sau 17 năm, Tập đoàn Sunhouse nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Các sản phẩm của công ty được cho là có mặt trong hơn 20 triệu gia đình Việt Nam quahệ thống phân phối rộng khắp cả nước với hơn 50.000 điểm bán, tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm đều đặn 30%.
Hiện nay, bên cạnh việc kinh doanh các sản phẩm gia dụng, Tập đoàn Sunhouse còn sở hữu công ty Sunhouse Investment, chuyên đầu tư tài chính, cổ phiếu, khởi nghiệp. Với số vốn điều lệ 500 tỷ đồng, hiện Sunhouse đứng thứ 2 trên thị trường ngành với doanh thu 1,8 nghìn tỷ đồng (79,2 triệu USD), xếp sau Kangaroo với doanh thu năm 2016 khoảng 2 nghìn tỷ đồng (88 triệu USD, chủ yếu đến từ các sản phẩm lọc nước).
Tuy nhiên, tính riêng doanh thu từ các thiết bị gia dụng, Sunhouse đang nắm giữ thị phần lớn nhất khi chiếmkhoảng 8% thị trường trong nước.
An Yên (Tổng hợp)