Aa

Nền tảng lâu dài cho sự phát triển của bất động sản hạng sang trung tâm

Thứ Năm, 13/08/2020 - 08:00

Bất động sản khu vực trung tâm với lợi thế sẵn có về vị trí, khả năng tăng giá cao, nguồn cung khan hiếm, thanh khoản tốt, dễ khai thác cho thuê... là những yếu tố tạo nên giá trị gia tăng bền vững.

Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2020, thị trường bất động sản rơi vào trạng thái “lò xo nén", nguồn cung trở nên cạn kiệt, đặc biệt ở phân khúc hạng sang vùng lõi trung tâm. Thực tế, không chỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà theo quy hoạch khu trung tâm TP.HCM khu 930ha, quỹ đất thuộc quận 1 dành cho chức năng thương mại - tài chính khách sạn, du lịch và hành chính, dịch vụ công… của thành phố, quỹ đất để phát triển các dự án nhà ở hạng sang và cao cấp khu vực này gần như không còn.

Trong thời gian vừa qua, các chính sách, quy hoạch hạ tầng liên tục được triển khai, góp phần tạo nền tảng lâu dài cho sự phát triển của bất động sản hạng sang.

Chính sách mới trợ lực cho thị trường bất động sản

Để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với thị trường bất động sản, nhiều chính sách đã được triển khai, có hiệu lực, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp. Đổi mới về chính sách được xem như công cụ pháp lý hữu hiệu gỡ khó cho thị trường bất động sản.

Cụ thể, Thông tư của Ngân hàng Nhà nước về xác định lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường bất động sản, kiểm soát tín dụng tiêu dùng có liên quan đến bất động sản được triển khai từ tháng 1/2020, giúp kiểm soát hiệu quả, tránh việc đẩy giá bất động sản gây bất ổn thị trường.

Bên cạnh đó, những quy định mới trong Nghị định 25 liên quan trực tiếp đến thủ tục lựa chọn nhà đầu tư sử dụng đất đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, chính thức có hiệu lực từ ngày 20/4/2020. Các quy định này không chỉ giúp giải tỏa, giải phóng mặt bằng nhanh mà các dự án đã hoàn thành thủ tục đấu thầu sẽ được triển khai xây dựng đúng thời gian, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho cả doanh nghiệp và xã hội…

Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề xuất miễn tiền thuê đất 6 tháng đầu năm 2020 cho tất cả các trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm do ngừng hoạt động bởi ảnh hưởng của dịch…

Trong bối cảnh khó khăn chung, những chính sách mới của Chính phủ được xem là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng sức đề kháng, lấy lại thăng bằng, góp phần phát triển thị trường bất động sản theo hướng bền vững, minh bạch. Đồng thời, các chính sách này cũng góp phần thúc đẩy thị trường có những diễn biến tốt, tăng trưởng ổn định, đảm bảo sự gia tăng đều đặn về giá trị tài sản, giá cho thuê...

Chỉnh trang đô thị trung tâm nâng tầm bất động sản

Cùng với “trợ lực" về chính sách, sự hoàn thiện của hệ thống hạ tầng giao thông tại Quận 1, TP.HCM cũng là lực đẩy bất động sản hạng sang ở trung tâm Quận 1 gia tăng giá trị.

Trong những năm gần đây, hạ tầng giao thông tại Quận 1, TP.HCM không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện. Điển hình có thể kể đến tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến đi vào hoạt động năm 2021, hay tuyến metro 3A (Bến Thành - Tân Kiên) vừa được TP.HCM đề xuất đầu tư xây dựng. Khi hai tuyến Metro này đi vào hoạt động sẽ tạo thành hành lang vận chuyển hành khách công cộng hiện đại, xuyên tâm, liên kết khu vực Đông Bắc và Tây Nam của TP.HCM.

Chủ trương quy hoạch hạ tầng được thúc đẩy nhanh để đồng bộ hóa mặt bằng đô thị trung tâm quận 1
Chủ trương quy hoạch hạ tầng được thúc đẩy nhanh để đồng bộ hóa mặt bằng đô thị trung tâm quận 1

Ngoài ra, TP.HCM đã tiến hành xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 nối Quận 1 và Quận 2 với 6 làn xe. Đây là cây cầu được thiết kế theo kiểu dây văng, cao 113m, có kiến trúc cầu Rồng nghiêng về phía Thủ Thiêm, là công trình cấp đặc biệt của thành phố. Cùng với đó, dự án đầu tư xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái vượt kênh Tẻ và kênh Bến Nghé để nối Quận 7 và Quận 1. Các dự án này góp phần làm giảm áp lực giao thông đáng kể cho khu vực trung tâm, giúp cho việc kết nối với các Quận lân cận trở nên thuận tiện hơn.

Song song với đẩy mạnh hạ tầng giao thông, chủ trương quy hoạch, chỉnh trang diện mạo đô thị Quận 1 cũng được chú trọng. Công trình chống ngập 10.000 tỷ đồng nhằm kiểm soát ngập do triều cường tại các tuyến đê dài ở quận 1, 4, 7, 8 và huyện Nhà Bè, Bình Chánh với diện tích ảnh hưởng khoảng 100ha. Từ đó, giúp thành phố chủ động điều tiết hạ thấp mực nước ở các kênh rạch, tránh được tình trạng ngập úng ở khu vực nội đô.

Chưa hết, việc chấm dứt hoạt động chợ tạm Cô Giang nằm trong lộ trình xóa bỏ các chợ tạm trên địa bàn TP.HCM để lập lại trật tự giao thông và công tác ngầm hóa lưới điện trên tuyến đường Cô Giang - Cô Bắc đã góp phần đáng kể cho công tác chỉnh trang, hướng đến văn minh đô thị cho Quận 1 nói riêng và toàn thành phố nói chung.

Diện mạo đô thị tại Quận 1 không ngừng thay đổi, thêm nữa quỹ đất ở khu vực này không còn nhiều, giá lại quá cao, đó là lý do sự xuất hiện của căn hộ hạng sang trở thành tâm điểm chú ý của khách hàng và nhà đầu tư. Trên thị trường, nguồn cung mới căn hộ hạng sang Quận 1 khá khan hiếm, dự án triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Số ít dự án đang triển khai xây dựng tại Quận 1 hiện có The Grand Manhattan tại số 100 Cô Giang - Cô Bắc của Tập đoàn Novaland.

The Grand Manhattan có quy mô khoảng 14.000 m2 với 1.000 căn hộ sở hữu lâu dài.
The Grand Manhattan có quy mô khoảng 14.000m2 với 1.000 căn hộ sở hữu lâu dài.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, xu hướng dòng tiền của các nhà đầu tư tài chính thường chảy vào vàng hoặc các tài sản có giá trị như bất động sản ở trung tâm thành phố lớn. Những dự án có pháp lý rõ ràng, giá trị thương mại cao từ các nhà phát triển uy tín là hàng hiếm được giới đầu tư săn đón.

Từ năm 2017 đến đầu quý IV/2019, tức trong vòng 3 năm gần đây, căn hộ hạng sang tại khu trung tâm TP.HCM tăng giá đến 40%. Trong biểu đồ phát triển của chu kỳ bất động sản hạng sang khu vực Đông Nam Á, TP.HCM và Hà Nội đều đang nằm ở chu kỳ tăng giá nhanh, đặc biệt là dự án có vị trí ngay trung tâm thành phố.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top