Aa

"Ngắc ngoải" chợ truyền thống kiểu mới (4): Văn hoá chợ cần thay đổi cho phù hợp thời đại

Thứ Ba, 12/02/2019 - 11:30

Giống những món ăn hằng ngày trên mâm cơm của mỗi gia đình, chợ truyền thống và trung tâm thương mại đều là những “món ăn” riêng biệt để phục vụ những cư dân đô thị. Nhưng việc hòa trộn hay thay đổi khiến cho bản chất của chợ đổi thay và khiến tình trạng “vắng như chợ chiều” đã khiến những người tham gia quy hoạch chợ nhìn nhận rõ ràng hơn, phải tìm cách để có những hướng đi chắc chắn hơn.

 

Chợ dân sinh, chợ truyền thống vốn là những công trình công cộng thiết yếu ở đô thị và đóng góp thúc đẩy kinh tế cho các thành phố. Đô thị luôn cần những mô hình chợ bởi nó là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống hàng ngày cho người dân nội đô, nó còn là điểm đến văn hóa du lịch.

Đặc biệt yếu tố văn hóa chính là một phần quan trọng khiến chợ dân sinh, chợ truyền thống luôn thu hút người đến và khiến những mô hình này tồn tại đến tận bây giờ. Chúng lưu giữ các phong tục tập quán của một vùng miền nhất định, thậm chí còn lưu giữ độc quyền một giá trị văn hóa nào đó. Và nhu cầu lưu giữ, tìm hiểu nét văn hóa của các cùng như Hà Nội cũng được người dân thông qua các khu chợ dân sinh truyền thống. Cùng với đó, những tâm lý như thích mua thực phẩm tươi, nhu cầu về các loại gia vị truyền thống vẫn rất cao và tâm lý thích thuận tiện trong giao thông, thích giao lưu của khách hàng đã dần hình thành để trở thành thói quen lâu năm khó bỏ khi “đi chợ” của người dân Việt Nam.

Ảnh 1 : Chợ truyền thống luôn là điểm đến mua bán và giao lưu văn hóa tại nhiều địa phương bởi không gian, phong cách hợp gu người Việt

Chợ truyền thống luôn là điểm đến mua bán và giao lưu văn hóa tại nhiều địa phương bởi không gian, phong cách hợp với lối sống người Việt

Dù vậy, KTS Lê Văn Lân, Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Hà Nội cho rằng: “Không phải văn hóa nào cũng có thể tồn tại mãi mãi, kể cả văn hóa chợ. Chợ đem lại rất nhiều văn hóa, nhưng có những văn hóa phải được thay thế sao cho phù hợp với xu thế hiện đại".

Điển hình cho những thói quen, văn hóa mà tồn tại ở các khu chợ dân sinh, truyền thống lâu năm đã “ăn sâu” vào thói quen của người dân là hình thức tham gia giao thông. Ở cáckhuchợ truyền thống người mua hàng vẫn thường xuyên di chuyển bằng các phương tiện giao thông cá nhân trong chợ để lựa chọn mặt hàng mình mong muốn. Thói quen này vô hình trung tác động tiêu cực đến không gian chợ vì sự ách tắc, chật hẹp. Thậm chí có chuyên gia còn cho rằng, chính thói quen đi chợ bằng xe máy, tấp vào lề đường mua bán là nguyên nhân sâu xa của căn bệnh tắc đường "kinh niên" ở các đô thị.

KTS Lê Văn Lân nhận định về những thói quen, văn hóa cần được nhìn nhận một cách khác quan, cần nhìn ra những thuận lợi khó khăn kể cả vấn đề di chuyển bằng xe máy trong chợ. Để hạn chế được những vấn đề, câu chuyện như vậy thì cần những thử nghiệm và thực nghiệm, rút kinh nghiệm trước đó, ví dụ là việc những người thiết kế, kiến trúc sư định ra những gian hàng nào thì người mua có thể ghé qua mua nhanh bằng xe máy, còn những gian hàng, khu vực nào thì không.

Cần những hướng đi, thử nghiệm thực nghiệm để làm cho mô hình chợ hiện nay hợp với sự phát triển hiện đại của Đô Thị

Cần những hướng đi, thử nghiệm thực nghiệm để làm cho mô hình chợ hiện nay hợp với sự phát triển hiện đại của đô Thị

Chính vì là một phần của đô thị và là một bộ phận cho thấy bộ mặt của nội đô nên chợ truyền thống, chợ dân sinh đã từng được biến chuyển sao cho phù hơp với sự hiện đại ngày nay. Biến chuyển đó là quy hoạch các chợ dân sinh, truyền thống trở thành mô hình chợ - trung tâm thương mại. Sự thay đổi này đem đến khuôn mặt hiện đại nhưng bù lại là không khi vắng như chợ chiều. Hình ảnh này được thấy rõ ở các chợ - trung tâm thương mại Hàng Da, Hàng Bè, chợ Mơ,… do mất đi bản sắc thực sự của chợ truyền thống và không đáp ứng được nhu cầu thói quen khi đi chợ của người mua hàng nội đô.

KTS Lê Văn Lân khẳng định: “Để quy hoạch chợ trở nên hiệu quả, trước tiên cần nhìn nhận một cách khách quan và rõ ràng về các mô hình chợ hiện nay. Chợ dân sinh là những gì thuộc về truyền thống và không thể thay thế được, còn trung tâm thương mại là xu thế của thế giới, mô hình kinh doanh mua bán hiện đại cần có. Chợ truyền thống và trung tâm thương mại là những mô hình có thể bù khuyết cho nhau. Và không nên chuyển đổi chợ truyền thống thành trung tâm thương mại. Cần có những nhìn nhận về bán kính phục vụ, tìm quy mô sắp xếp, ngành hàng của chợ sao chơ hợp lý khi đã liệt kê, hiểu rõ về số lượng các mô hình chợ dân sinh cũng như trung tâm thương mại”.

Trong trường hợp tại một địa phương, KTS Lê Văn Lân cho hay, một vùng nhất định có quá nhiều chợ truyền thống, dân sinh rải rác một cách mất trật tự, nhếch nhác giữa những khu đô thị sầm uất thì có thể cân nhắc chuyển đổi, sửa đổi, thậm chí là có thể bỏ đi. Tức là xác định mật độ, khoảng cách và bán kính phục vụ vừa đủ. Bên cạnh đó, phân ra các loại mặt hàng thì sẽ nằm ở chợ cũng như các mặt hàng năm ở các hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị. Để qua đó tạo hiệu quả mua bán cho các mô hình truyền thống và hiện đại của chợ.

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội cho hay: “Quy hoạch chợ phải khoa học, phải đan xen với khu dân cư, phải hài hòa với xu hướng phát triển của siêu thị. Quan trọng không phải là quy hoạch mà là chính sách thuế, phí, chính sách thu hút người dân vào với chợ. Chợ thấp tầng nhưng phải sạch đẹp, văn minh chắc chắn sẽ thu hút. Bản thân lãnh đạo các thành phố phải quan tâm đến chợ phải coi đó là một khâu bán lẻ rất quan trọng vừa thúc đẩy sản xuất vừa thúc đẩy thu nhập”.

Ông Doãn Công Khánh, Viện Nghiên cứu Công Thương (Bộ Công Thương) cho rằng: “Khi quy hoạch chợ thì phải đánh giá dung lượng chợ đó tải được bao nhiêu, nghĩa là quy hoạch khu dân cư này với từng đó người thì cụ thể bao nhiêu nữ, số tuổi ra sao vì gu tiêu dùng ở chợ thì phụ nữ đi chợ nhiều hơn. Bên cạnh đó là nếu chợ đó có sức hấp dẫn, ngon sạch rẻ thì chắc chắn sẽ thu hút người dân. Do đó phải tính toán nhu cầu của người dân sở tại, khu vực và người vãng lai. Thứ nữa là khoảng cách giữa các chợ cũng căn cứ theo khoảng cách giữa các phường, quận. Ở cấp thành phố thì làm chợ đầu mối, chợ bán buôn có quy mô lớn, ở huyện nhỏ lẻ thì quy hoạch diện tích chợ cho phù hợp. Ở đây là nhà quản lý và nhà quy hoạch phải kết hợp đồng bộ cùng với cộng đồng dân cư mới tạo được kết quả quy hoạch có hiệu quả”.


Huy Hoàng

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top