Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức ban hành Thông tư số 14/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020, quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Các chuyên gia cho rằng điều này sẽ giúp các doanh nghiệp ổn định lại dòng tiền của mình giữa đại dịch.
Hỗ trợ của ngành ngân hàng trong đại dịch Covid-19
Từ tháng 4/2021 đến nay, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát mạnh ở một số tỉnh, thành phố khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp tiếp tục bị đình trệ. Vì vậy, khi được các ngân hàng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn, giảm thêm lãi suất đối với các khoản nợ vay để đầu tư tài sản cố định, doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, việc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chẳng những giúp doanh nghiệp không phải chịu lãi phạt quá hạn, mà còn giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận với các khoản vay mới do không bị vướng vào nợ xấu. Đó là điều vô cùng quan trọng khi mà dự báo thời gian tới doanh nghiệp cần thêm rất nhiều vốn để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các đơn hàng.
Hiện nay, nhiều ngân hàng đã tung ra những sản phẩm, chương trình cho doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi, tùy vào thực lực nguồn vốn cũng như chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Đồng thời, hệ thống ngân hàng cũng giảm lãi suất cho những đối tượng khách hàng đang có khó khăn thực sự, đảm bảo ưu tiên cho các đối tượng sản xuất kinh doanh, các mặt hàng thiết yếu hoặc các doanh nghiệp đang có đơn hàng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh Covid-19.
Ngay từ khi đại dịch bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã nhanh chóng thực hiện các chương trình miễn giảm lãi, gia hạn nợ cho các khách hàng chịu ảnh hưởng của đại dịch, theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Cùng với đó, SCB thực hiện gia hạn trả nợ gốc, lãi theo Thông tư 03/NHNN cho các khách hàng này. Cụ thể là từ nay đến hết ngày 31/12/2021, SCB cung cấp các khoản vay mới (bao gồm cả ngắn hạn và trung dài hạn) với mức lãi suất ưu đãi, giảm 0,5% lãi suất cho vay trong 6 tháng đầu.
Đồng thời SCB cũng tiếp tục triển khai chương trình "Giao dịch trực tuyến tại SCB – Chung tay cùng sức khỏe cộng đồng” hỗ trợ giảm lãi, phí dành cho khách hàng doanh nghiệp mới và hiện hữu có tài khoản tiền gửi thanh toán tại SCB.
Theo đó, với các khách hàng tổ chức, doanh nghiệp đang sử dụng tài khoản thanh toán đa lợi, SCB giảm 50% phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống trên Internet Banking; và giảm 10% phí thanh toán quốc tế so với mức phí thông thường.
Giải pháp vốn dành cho Doanh nghiệp SME
Bên cạnh gói ưu đãi trung dài hạn dành cho các doanh nghiệp, thì doanh nghiệp SME dù chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số doanh nghiệp của cả nước nhưng đa số chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, do quy mô, nguồn vốn còn hạn chế và do không đáp ứng đủ điều kiện hồ sơ vay vốn. Đây là một trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp SME.
SCB đã triển khai nhiều giải pháp vốn dành cho doanh nghiệp SME, với nhiều dòng sản phẩm chuyên biệt, có hủ tục đơn giản, tinh gọn, đáp ứng toàn diện các nhu cầu vốn kinh doanh của khách hàng. Ưu điểm của những chương trình vay này là được thiết kế đơn giản, xử lý nhanh và tài trợ lên đến 100% giá trị sổ tiết kiệm/ hợp đồng tiền gửi và 90% giá trị bất động sản tạo điều kiện cho các doanh nghiệp SME dễ dàng tiếp cận với các khoản vay của SCB. Thời gian cho vay của các sản phẩm này phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.
Hiện nay, SCB đang triển khai sản phẩm “Vay vốn siêu tốc, Phát lộc kinh doanh” cho vay bổ sung vốn lưu động, bảo lãnh trong nước, L/C nhập khẩu…, dành cho các doanh nghiệp SME có doanh thu thuần dưới 25 tỷ đồng. Hình thức cho vay của sản phẩm “Vay vốn siêu tốc, Phát lộc kinh doanh” đa dạng, từ cho vay hạn mức đến cho vay từng lần (món) bằng tiền VNĐ hoặc USD.
SCB chấp nhận tài sản bảo đảm rất đa dạng là sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi, số dư tài khoản, hợp đồng tiên gửi, giấy tờ có giá do SCB phát hành; cũng như các tài sản bảo đảm là bất động sản như: nhà ở, đất ở, căn hộ chung cư. Khách hàng đuợc duy trì hạn mức tín dụng tới 36 tháng sau khi được SCB phê duyệt cấp hạn mức.
Đồng thời, SCB cam kết về thời gian phê duyệt nhanh, quy trình thực hiện thủ tục, hồ sơ đơn giản, giúp khách hàng giải ngân nhanh chóng để có ngay nguồn tài chính, phục hồi hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình.
Đặc biệt, sắp tới, từ ngày 20/09/2021 đến hết ngày 19/03/2022, SCB sẽ triển khai chương trình “Ưu đãi lãi vay doanh nghiệp – Vay vốn siêu tốc, phát lộc kinh doanh” dành cho các khách hàng đã được SCB phê duyệt tham gia sản phẩm “Vay vốn siêu tốc, phát lộc kinh doanh” dành cho doanh nghiệp SME có doanh thu thuần dưới 25 tỷ đồng với lãi suất cực kỳ ưu đãi. Cụ thể, mỗi khách hàng đang tham gia sản phẩm “Vay vốn siêu tốc, phát lộc kinh doanh” của SCB có thể vay lên đến 10 tỷ đồng với lãi suất cực kỳ ưu đãi, chỉ từ 6,99%/năm.
SCB còn có cơ chế hỗ trợ đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Điều này thể hiện sự nỗ lực, hỗ trợ tối đa của SCB sát cánh cùng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để doanh nghiệp trụ vững và phục hồi sau đại dịch Covid-19, theo các chuyên gia, bản thân mỗi doanh nghiệp cần nêu cao ý thức vươn lên, phát huy lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Thông qua nguồn vốn tự có và vốn vay ưu đãi của ngân hàng, doanh nghiệp cần chú trọng việc tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ; áp dụng đổi mới sáng tạo trong thiết kế sản phẩm, chuẩn hóa quy trình sản xuất và tối ưu hóa các khâu quản lý vận hành. Đây là mấu chốt giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời điểm này.