Aa

Ngân hàng “tay chèo tay lái” đưa doanh nghiệp vượt Covid-19

Mộc Trà
Mộc Trà vukimlinh@gmail.com
Thứ Tư, 03/06/2020 - 16:04

Dịch Covid-19 khiến thị trường ngưng trệ, tín dụng gặp khó, nhưng các ngân hàng vẫn có thể căng mình để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Ngân hàng gồng sức gấp đôi vì ảnh hưởng “kép”

Theo kết quả khảo sát từ Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng), khoảng 74% doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực có nguy cơ phá sản nếu dịch bệnh Covid-19 kéo dài khoảng 6 tháng. Những doanh nghiệp này đa phần là khách hàng vay vốn của ngân hàng.

Dịch bệnh làm ngưng trệ sản xuất kinh doanh khiến doanh nghiệp không dám vay mới, làm tăng trưởng tín dụng chậm lại. Theo đó mà hệ thống ngân hàng đồng thời phải “căng mình” chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân.

Đợt dịnh bệnh đầu năm 2020, ngành ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong việc tham mưu ban hành cũng như triển khai các giải pháp chính sách để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn.

Các giải pháp quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước hướng tới mục tiêu kép vừa hỗ trợ các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục hoạt động ổn định, đồng thời tạo điều kiện để TCTD hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, người dân vượt qua những khó khăn do dịch bệnh gây ra.

Dẫu không miễn nhiễm với Covid-19 nhưng ngân hàng vẫn đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, qua đó tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn được cơ cấu lại thời hạn trả nợ kể cả khoản gốc và lãi đối với khoản vay đến hạn trả nợ.

Hệ thống ngân hàng triển khai các biện pháp hỗ trợ như chương trình miễn giảm phí dịch vụ, phí chuyển tiền. Các nỗ lực rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ… với khách hàng bị ảnh hưởng của Covid-19.

Trong khi đó, để duy trì hoạt động, các ngân hàng thương mại cổ phần giảm chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí lương, thưởng; không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung mọi nguồn lực cần thiết để có thể giảm mạnh lãi suất cho vay.

Đặc biệt, các ngân hàng thương mại cổ phần đã thực hiện những biện pháp này trong bối cảnh ngành ngân hàng vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát lạm phát; đảm bảo hoạt động ngân hàng thông suốt và liên tục, cung cấp đầy đủ các hoạt động dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, cho người dân và doanh nghiệp; giữ ổn định tình hình thanh khoản của thị trường và giữ ổn định diễn biến tỷ giá;…

Ngân hàng chung tay hạ lãi suất cho vay

Mục tiêu mà các ngân hàng thương mại mong muốn đó là hỗ trợ cho doanh nghiệp, bởi khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì nền kinh tế mới phát triển. Tuy nhiên, vì hoạt động ngân hàng cần phải đảm bảo các quy trình an toàn theo quy định của pháp luật, các ngân hàng phải có cơ chế tuân thủ quy định để có thể triển khai các chủ trương, chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp một cách hợp lý để không ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ theo chỉ đạo của Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước, ban hành hướng dẫn cho TCTD thực hiện cơ cấu nợ để triển khai. SCB đã ban hành các chính sách nội bộ để thực hiện theo sự hướng dẫn này. Tính đến cuối tháng 4/2020, dư nợ mà SCB đã cơ cấu lại là 9.000 tỷ đồng. SCB đã đưa ra gói 500 tỉ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Hiện nay, SCB tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như Đồng hành cùng Doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19: Ưu đãi lãi suất cho vay (áp dụng với khoản giải ngân mới), giảm từ 0,5%/ năm đến 1%/năm; Tăng thêm lãi suất tiền gửi 0,4%/năm với sản phẩm “Tiền gửi Đầu tư trực tuyến”; và Giảm 50% phí dịch vụ.

Không chỉ vậy, ngân hàng này còn đón sóng cơ hội kinh doanh cùng doanh nghiệp. Chẳng hạn, mới đây, SCB đã hỗ trợ dự án khu công nghiệp Việt Phát (xã Tân Long, huyện Thủ Thừa) đón sóng vốn FDI cùng tỉnh Long An.

Việt Phát là dự án khu công nghiệp và đô thị kiểu mới, theo hướng xanh, sạch, bền vững, được kỳ vọng tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Long An, cũng như góp phần đón đầu “làn sóng” dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu hậu Covid-19 của Việt Nam.

SCB đồng hành cùng doanh nghiệp khu công nghiệp hút vốn FDI

Với diện tích lên đến 1.800 ha, Việt Phát là một trong những khu công nghiệp có diện tích lớn nhất hiện nay, và nằm trong vùng quy hoạch chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp, khu đô thị hướng ra biển Đông của TP.HCM; gần cảng biển, đường cao tốc và các tuyến đường trọng điểm.

SCB tạo điều kiện về vốn và các giải pháp tài chính, giúp doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào sản xuất và công nghệ; cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và định hướng tìm kiếm thị trường cũng như đầu ra cho sản phẩm.

Không chỉ với KCN Việt Phát, lãnh đạo SCB cho biết sẵn sàng cung cấp các giải pháp quản trị tài chính phù hợp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia; hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Hiện nay, SCB tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như Đồng hành cùng Doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19: Ưu đãi lãi suất cho vay (áp dụng với khoản giải ngân mới), giảm từ 0,5%/ năm đến 1%/năm; Tăng thêm lãi suất tiền gửi 0,4%/năm với sản phẩm “Tiền gửi Đầu tư trực tuyến”; và Giảm 50% phí dịch vụ.

Không chỉ SCB, trước diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, nhiều ngân hàng đã nâng mức giảm lãi vay để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch.

Sau gói hỗ trợ được triển khai ngay từ đầu mùa dịch, VPBank vừa công bố chương trình đồng hành tiếp theo với mức giảm lãi suất 2%/năm so với lãi suất thông thường cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp dụng cho cả khách hàng hiện hữu lẫn khách hàng mới.

Cụ thể, với các khoản vay có tài sản bảo đảm, mức giảm lãi suất là 1,5%/năm khi vay VND và 1%/năm khi vay USD. Ðối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm, mức giảm lãi suất tối đa 2%/năm khi vay VND và 1%/năm khi vay USD.

“Nhận định tình hình dịch bệnh sẽ còn có diễn biến phức tạp trong thời gian tới, bên cạnh chủ động theo sát các chỉ đạo và định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, VPBank sẽ tiếp tục nghiên cứu, đưa ra các gói hỗ trợ mới dành cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp…”, đại diện VPBank nói.

Tại SHB, ngân hàng này triển khai gói tín dụng quy mô 25.000 tỷ đồng, đặc biệt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 2%/năm so với lãi suất thông thường, cùng với đó là miễn hoặc giảm các loại phí giao dịch.

Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng Giám đốc SHB chia sẻ: “Với phương châm luôn đồng hành và chia sẻ khó khăn cùng khách hàng, đồng thời thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc thực hiện các giải pháp chia sẻ, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng vởi dịch Covid-19, SHB đã triển khai đồng loạt các giải pháp thiết thực và kịp thời nhằm chung tay vì cộng đồng, tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu các tác động do dịch bệnh gây ra; tạo điều kiện cho khách hàng duy trì, thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh”.

Tương tự, tại BIDV, đối với dư nợ hiện hữu, Ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ gốc, lãi và cũng giảm lãi suất cho vay đến 2%/năm (đối với các khoản vay bằng VND) cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch.

Cụ thể, với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tín chấp trả nợ bằng lương, BIDV giảm 1%/năm lãi vay (đối với các khoản vay bằng VND).

Ðặc biệt, trường hợp người lao động mất việc được hưởng trợ cấp 1,8 triệu đồng theo định hướng của Chính phủ, BIDV sẽ giảm 2%/năm lãi suất, đồng thời ân hạn chưa thu gốc và lãi đến hạn của các khách hàng này trong thời gian còn dịch.

Với khách hàng doanh nghiệp, BIDV có các gói tín dụng với lãi suất giảm 2%/năm so với lãi suất cho vay cùng loại ngày 31/12/2019.

Thời gian triển khai (gồm cả dư nợ hiện hữu và dư nợ mới) đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất vào ngày 16/3, nhiều ý kiến cho rằng, để hạ lãi suất điều hành thì cần có độ trễ nhất định.

Tuy nhiên, thực tế diễn ra không như dự báo. Ngay khi trần lãi suất giảm, lãi suất huy động kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày của Vietcombank đã về mức 0,5%/năm.

Kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng ở mức thấp hơn mức trần là 4,3%/năm. Kỳ hạn 3 tháng từ 4,8%/năm xuống 4,7%/năm…

Tại VIB, ngân hàng này áp dụng mức lãi suất huy động đồng loạt cho kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,6%/năm, giảm so với mức 5%/năm ở biểu lãi suất cũ.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top