Aa

Ngược dòng lịch sử với kiến trúc Byzantine

Thứ Sáu, 16/04/2021 - 14:00

Nét đặc trưng của kiến trúc Byzantine là mái vòm với các khoảng vượt lớn. Các cửa sổ được thiết kế khéo léo để ánh sáng lọc qua tấm mỏng thạch cao chiếu xuống không gian bên trong.

Sự ra đời của kiến trúc Byzantine

Kiến trúc Byzantine là một phong cách kiến trúc xuất phát từ Constantinopolis, thủ đô của đế quốc Đông La Mã (hay còn gọi là đế quốc Byzantine; 330 - 1453), tiêu biểu bởi các mái vòm hình tròn và các mái vòm có khoảng vượt lớn.

Thời Trung cổ là thời kỳ xuất hiện và hưng thịnh của chế độ phong kiến, với sự thống trị của các chúa đất châu Âu. Sự phân hóa của đế quốc La Mã thành hai phần Đông – Tây do có các hoàn cảnh kinh tế – xã hội khác biệt là nguyên nhân chính khiến chế độ phong kiến Đông và Tây có những tiến trình khác nhau.

Ở phương tây, sau khi đế quốc Tây La Mã tan rã thì chỉ còn lại một thế lực duy nhất có tầm ảnh hưởng trên toàn lãnh thổ là Giáo hoàng. Ở phương Đông, nhờ sự ủng hộ của chính quyền phong kiến và của Thiên chúa giáo, các nền văn hóa cổ truyền vùng Ả Rập, văn hóa Đông La Mã không hề bị suy sụp trước hoàn cảnh mới, mà còn có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn trước.

Tại Byzantine thuộc Đông La Mã, những thành tựu của kỹ thuật xây dựng thời kỳ trước được tiếp tục hoàn thiện như các mái vòm đường kính lớn, các vòm cuốn gạch, các cấu tạo được thực hiện một cách mạch lạc, cân bằng, đầy tính logic. Đế quốc Byzantine bao gồm các nước thuộc phía đông Địa Trung Hải được thành lập do hậu quả của sự tan rã và chia đôi đế quốc La Mã.

Kien-truc-byzantine

Byzantine lấy thủ đô là Constantinopolis (theo tên của Hoàng đế La Mã Constantinus I) – Một thành phố ở phía Nam biển Đen. Đế chế kéo dài trong hơn một thiên niên kỷ, ảnh hưởng đáng kể đến kiến trúc thời Trung cổ và Phục hưng ở châu Âu và, sau thời kỳ người Thổ Nhĩ Kỳ Osman chiếm Constantinopolis vào năm 1453, đã dẫn trực tiếp đến kiến trúc của đế chế Osman.

Góp mặt vào nền văn hóa Byzantine có các nước Hy Lạp, Ai Cập, Syria, Tiểu Á. Nằm ở vị trí giáp ranh giữa Đông và Tây, nền văn hóa Byzantine in đậm dấu ấn truyền thống của cả hai vùng này. Trong kiến trúc Byzantine, người ta dễ dàng nhận thấy cả các yếu tố phương Đông lẫn các yếu tố Hy Lạp – La Mã cổ đại.

Kiến trúc Byzantine sớm được xây dựng như một sự tiếp nối của kiến ​​trúc La Mã cổ đại. Chuyến dịch về phong cách, tiến bộ công nghệ, và thay đổi chính trị và lãnh thổ có nghĩa là một phong cách khác biệt dần dần xuất hiện và thấm nhuần ảnh hưởng nhất định từ vùng Cận Đông và kế hoạch sử dụng cách bố trí Hy Lạp trong kiến ​​trúc nhà thờ.

Các tòa được tăng độ phức tạp hình học, gạch và thạch cao đã được sử dụng ngoài việc đá trong trang trí của các cấu trúc quan trọng công cộng, các trật tự cổ điển đã được sử dụng tự do hơn, ghép thay thế trang trí chạm khắc, mái vòm phức tạp dựa trên cầu tàu lớn, và cửa sổ ánh sáng lọc qua tấm mỏng thạch cao tuyết hoa nhẹ nhàng để chiếu sáng nội thất.

Đặc điểm của Kiến trúc Byzantine

Sau khi chia thành hai phần Đông và Tây, đế quốc Byzantine ở phía Đông có thành tựu tiếp tục nở rộ. Trong quá trình phát triển của nó, ảnh hưởng của phương Đông đã làm thay đổi phong cách kiến trúc cũ và hình thành một phong cách kiến trúc mới đặc trưng. Vào thế kỷ VI, nhà vua lustinian đã cố gắng chiếm lại những vùng đất trước dây của Đế quớc La Mã cũ như vùng Ravenna (từng là thủ đô của Italia) và đã xây dựng một số nhà thờ Byzantine điển hình ở đó. Kiến trúc nhà thờ Byzantine có những nét đặc trưng sau đây:

  • Kiến trúc dùng tường gạch là chính hoặc gạch xây xen kẽ với đá. Bên trong có khảm khắc những hình mẫu trang trí và ốp bằng vữa, mái lợp ngói hoặc bằng những tấm chì.

  • Phía bên ngoài ít trang trí và thường để thô mộc. Lối vào đôi khi được cấu tạo bằng những hàng cột cuốn không chú trọng trang trí, vẻ ngoài rất mâu thuẫn với bên trong hoa lệ, với trang trí màu lam và màu vàng là chính, theo các chủ đề Kình thánh và Cung đinh.

  • Vòm buồm là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của kiến trúc Byzantine. Ưu điểm của vòm buồm sau này được kiến trúc Phục Hưng Italia phát triển thêm một cách đáng kể. 

    Nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại không có vòm, nền kiến trúc La Mã cổ đại mới chỉ dùng vòm bán cầu. Vòm bán cầu La Mã mới chỉ vuợt dược một khỏng gian lớn vừa phài, vì loại vòm này đặt trực tiếp lên đáy tường hình tròn hoặc đa giác ở bèn dưới.

    Trong khi đó vòm buồm Byzantine đặt lèn cột, lợp được cả một không gian rộng rãi hơn. Nếu là một tổ hợp vòm buồm, với một vòm chính ở giữa cao hơn và bốn vòm buồm xung quanh, không gian lại càng rộng rãi và biến hóa hơn nữa.

  • Kiến trúc Byzantine có nhiều loại hình mang đậm màu sắc phương Đông và tinh lọc được những đặc sắc của kiến trúc phương Tây. Nhà thờ mang nhiều tính chất của nhà cộng đồng, nơi các con chiên tụ họp thường xuyên để tiếp thu những ảnh hưởng xoá bỏ tàn tích nô lệ nên được xây dựng rất công phu, tinh tế của phương Đông và quy mô đồ sộ của phương Tây.

Thế kỷ V và VI, đế quốc Byzantine rất rộng lớn, bao gồm cả Syrie, Palestine, Tiểu Á Tế Á, Bancăng, Ai Cập, Bấc Phi và Italia, nên có điều kiện thu hút những tinh hoa của cả hai nền văn minh Đông, Tây. Bên cạnh Giáo hội, ảnh hưởng của cả hai nền văn minh quý tộc, của các tầng lớp thị dân đô thị, cũng rất lớn, do đó tính chất thế tục của nền kiến trúc nhà thờ cũng lớn. Do vậy, kiến trúc Byzantine đã xây dựng cho mình những đặc sắc riêng dựa trên di sản kiến trúc La Mã và kinh nghiệm kiến trúc bản địa./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top