Aa

Người Việt và người Trung Quốc trang trí nhà cửa ngày tết khác nhau thế nào?

Thứ Sáu, 20/01/2017 - 06:01

Giống như dịp Giáng sinh ở phương Tây, Việt Nam và Trung Quốc cũng trang trí nhà cửa của mình theo phong cách riêng để đem lại may mắn cho năm mới trong dịp Tết âm lịch. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa cách trang trí nhà cửa của người Việt và người Trung Quốc là gì?.

Tết âm lịch được cả người Việt và người Trung Quốc coi là kì nghỉ lớn nhất và quan trọng nhất trong năm vì vậy việc trang hoàng nhà cửa đều được cân nhắc kỹ lưỡng.

Khi đến Trung Quốc vào dịp này, bạn sẽ thấy khắp mọi nơi đều là màu đỏ và vàng tạo nên một biển màu rực rỡ và đẹp mắt. Nhưng vào dịp này ở Việt Nam, màu sắc ngày tết cổ truyền của nước ta vừa có nét giống nhưng cũng có nét khác biệt đặc trưng.

Treo lồng đèn đỏ

Lồng đèn đỏ là cách phổ biến nhất để người Trung Quốc đón chào năm mới và mùa lễ hội mùa xuân sắp đến. Bạn có thể nhìn thấy chúng có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh thị trấn, trong những đền chùa, cửa hàng, siêu thị, công viên...

Thậm chí, trong mỗi ngôi nhà của người Trung Quốc cũng không thể thiếu đèn lồng. Mỗi gia đình sẽ sử dụng ít nhất là hai chiếc đèn lồng đỏ treo trước cửa chính vào ngôi nhà để cầu mong một năm mới may mắn, an lành. Ngoài ra, ở các vị trí khác, đèn lồng cũng được treo lên như một cách trang trí nhà cửa trong dịp tết cổ truyền.

Những chiếc đèn mau mắn này được sử dụng với mọi kích thước, kiểu dáng và màu sắc tùy thuộc vào sở thích của gia chủ. Tuy nhiên, theo truyền thống, đèn lồng đỏ hình cầu vẫn là biểu tượng tốt đẹp nhất.

Ở Việt Nam, chỉ một số gia đình mới sử dụng đèn lồng đỏ để trang trí nhà. Cách treo và chọn đèn lồng ở Việt Nam hoàn toàn giống với Trung Quốc.

Câu đối đỏ

Câu đối đỏ là những dải giấy đỏ được viết lên trên những câu chúc may mắn bằng chữ Trung Quốc có màu mực vàng hoặc mực đen. Câu đối thường được viết theo chiều dọc, là cặp 6 chữ hoặc cặp 8 chữ vì người ta quan niệm rằng 6 là tài lộc, 8 là phát tài. Ở Việt Nam, đây được gọi là một dạng thư pháp với người viết câu đối là những người học chữ Hán được gọi là ông đồ.

Những câu đối đỏ thường được dán trước cổng nhà, cửa nhà hoặc một bên mặt tường của phòng khách với quan niệm là biểu tượng của sự may mắn, giàu sang.

Tại Việt Nam, trong hơn 5 năm trở lại đây, đi cùng với sự phát triển của xã hội, người biết chữ Hán dần một "biến mất" do nhu cầu xin câu đối đỏ ngày tết giảm xuống. Vì vậy, hiếm thấy những ngôi nhà được trang trí với câu đối đỏ ở nước ta, có chăng cũng chỉ là một số gia đình ở vùng núi Tây Bắc.

Treo pháo bông

Khi đến Trung Quốc vào dịp Tết âm lịch, khách du lịch có thể dễ dàng nhận thấy trước cổng hoặc cửa nhà của mỗi gia đình se treo ít nhất 2 dải pháo bông. Đây được coi là vật mang lại không khí ngày tết đặc trưng của Trung Quốc.

Bước vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, những chùm pháo bông này sẽ được đốt để đón chào năm mới.

Trước đây, pháo bông cũng được sử dụng trong dịp tết cổ truyền ở nước ta nhưng  vì sự nguy hiểm của loại pháo này có thể gây ra nên hiện nay việc trang trí, sử dụng hoặc buôn bán pháo ở Việt Nam là trái pháp luật.

Trang trí nhà với cây, hoa và quả

Vào thời điểm này trong năm, những loại cây, hoa và quả đặc trưng của mùa xuân sẽ trở thành các vật trang trí không thể thiếu trong ngôi nhà. Chúng bao gồm:

Cam, quất và quýt

Cây quýt và cam cũng như cây quất được sử dụng rất phổ biến để trang trí như một biểu tượng may mắn và tiền tài.

Người Trung Quốc sẽ chọn những cây dày lá, lá xanh tươi, bóng bẩy, quả chín đỏ, càng nhiều quả càng may mắn. Ở trong các ngôi nhà truyền thống, các chậu cây này được đặt ở ngoài sân, tại các khu vực từ cửa chính của ngôi nhà đi vào. Với những ngôi nhà hiện đại, các chậu cây được chuyển vào bên trong ngôi nhà và đặt ở các khu vực sạch sẽ, thoáng khí và phù hợp với không gian trong nhà.

Có thể thấy, loại cây phổ biến hơn cả trong ba loại cây trên tại nước ta là cây quất.

Tre

Người Trung Quốc yêu nhưng cây tre may mắn. Những cây này được sử dụng để phù hợp với phong thủy, mang lại sức khỏe, sự cân bằng và hạnh phúc trong ngôi nhà.

Loại tre được sử dụng là những cây kích thước nhỏ, mọc xen kẽ và cuốn lấy nhau trong chậu. Thường được đặt trên bàn phòng khách, bàn ăn. Ở nước ta, quan niệm này cũng được sử dụng một cách phổ biến.

Hoa anh đào hoặc hoa mận

Khác với loài hoa đặc trưng của Tết âm lịch ở Việt Nam là hoa đào và hoa mai, người Trung Quốc sử dụng hoa anh đào hoặc hoa mận để trang trí nhà ngày tết. Người ta có thể trồng các cây này trong vườn hoặc trồng trong chậu đặt ở sân nhà, bên bàn thờ trong nhà hoặc trước cửa chính của ngôi nhà.

Nếu không có điều kiện, các gia đình Trung Quốc có thể mua các cành hoa theo yêu cầu số cành là con số lẻ, cắm vào lọ vừa kích thước và đặt lên bàn thờ.

Tuy loài hoa đặc trưng của nước ta có nét khác biệt với Trung Quốc nhưng về cách bài trí hoa thì có nét tương đồng.

Dán hình cắt giấy

Ngày nay, hình cắt giấy cũng không còn được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam nữa.

Trước đây, người Trung Quốc thường tự làm hình cắt giấy từ các tờ giấy màu đỏ, mỏng như giấy gió của Việt Nam. Còn người Việt lại mua giấy in hình sẵn về dán trong nhà.

Cách dán hình cắt giấy của người Việt và người Trung Quốc đều tuân theo nguyên tắc dán hình đối xứng ở cửa ra vào hoặc cửa sổ.

Dán chữ Phúc ngược

Theo nhiều tài liệu văn hóa cổ của Trung Quốc, chữ Phúc trong tiếng Trung khi treo lộn ngược lại sẽ được phát âm gần giống như từ “phúc đáo” – ý nghĩa may mắn, phát đạt.

Trước đây, viêc dán chữ Phúc ngược được sử dụng khá rộng rãi ở Trung Quốc và ở một số vùng tại Việt Nam nhưng đến nay, truyền thống này đã dần bị mai một.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top