Nguyễn Mạnh Hà: Từ con số 0 đến doanh nhân bất động sản thành công
[div class="wow fadeIn italic bold"][i class='fa fa-play brown-color' style='color:#7c4928 !important'][/i] Trong giới môi giới, cái tên Nguyễn Mạnh Hà đã không còn xa lạ. Anh hiện đang là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Think Big và Công ty Bất động sản Lộc Sơn Hà.[/div]
[br/][div class='cl'][span class='cap noto-serif brown-color'][/span]Để có được thành công ngày hôm nay là chặng đường dài từ một chàng trai tỉnh lẻ xuống Hà Nội nhập học, sống trong căn phòng trọ 8m2, từng nộp hàng loạt bộ hồ sơ nhưng không ai nhận cho đến một chuyên gia về bất động sản. Tôi cho rằng, đó là hành trình của một người bình thường làm nên những điều phi thường, mang đến câu chuyện đầy cảm hứng nhiệt huyết và đam mê cho thế hệ trẻ.
Buổi chiều thu Hà Nội, trong căn biệt thự tại Vinhome Riverside nằm cạnh bên sông, tôi đã có cuộc trò chuyện với anh Hà. Phải thú thực, tôi rất thích căn hộ nơi anh ở bởi không gian lãng đãng thu, hoa giấy nở dịu dàng bên dòng sông lượn góc qua nhà. Còn anh chỉ cười trước lời khen của tôi và tếu táo rằng: “Anh thích kinh doanh bất động sản nhưng anh muốn sống như một thi sĩ. Thế nên, lựa chọn một vị trí này là lẽ đương nhiên. Sáng và tối lại có thời gian ngồi uống trà, ngắm hoa và ngắm dãy phố bên kia sông”.
Và chúng tôi bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện chia sẻ nhẹ nhàng như giữa một kẻ đang tò mò về diễn biến cuộc đời của một doanh nhân trẻ đi từ số 0 đến đỉnh cao của thành công.[/div]
[br/] Cuộc đời là một ngã rẽ đầy bất ngờ mà thật sự để đoán và đi trước không phải là điều dễ dàng. Với anh Hà, những năm tháng bước ra cổng trường Đại học, tất cả đều là những con đường dài và rộng trước mặt. Có thời điểm, anh vẫn còn hoang mang về con đường mà mình đi. 13 năm trước, anh, một nhà công tác xã hội đã quyết định nghỉ việc mở công ty. Trụ được 8 tháng, công ty phá sản. Đến năm 2006, anh đã từng tự nghĩ mình là kẻ thất bại, tự nghĩ mình đang rơi vào mớ bòng bong chưa tìm lối ra. Hơn 10 bộ hồ sơ xin việc ra đi nhưng không có hồi âm. Đến bây giờ nhiều lúc anh tự hỏi vì sao ngày ấy, đến cả nhân viên kinh doanh... rồi cả phục vụ bàn trong nhà hàng cũng khiến người ta không nhận mình.
“Sau đó, một người bạn đến nhà rủ anh đi làm môi giới. Thực ra ngày đó không có khái niệm môi giới chỉ một câu “đi làm đất với tao”. Làm đất ngày ấy là đi xem và mua bán giúp người ta. Làm đất nghĩa là làm cò. Và thế là anh lên Sóc Sơn cùng bạn. Lần đầu tiên tiếp xúc với bất động sản rất thú vị vì trong đầu anh nghĩ đến cụm từ “bất động sản” là một cái gì thật ghê gớm.
Lên trên đó, bạn anh nhìn từng nhà và hỏi có đất bán không, có nhu cầu trả phí để bán hộ hay không. Sau, hai đứa về lấy tờ báo mua bán, mở ra và tìm kiếm khách hàng có nhu cầu mua ở trên đó. Hơn 10 năm trước làm gì có smartphone hay internet phổ cập rộng rãi như vây giờ. Cò đất thời đó chỉ làm việc bằng kênh trực tiếp hoặc đi dán tờ rơi. Nhưng thời điểm ấy, anh cũng không biết dán tờ rơi ở đâu”.
[br/]
[br/] “Có một câu chuyện khiến anh thật sự bất ngờ, đó là một người chủ bán đất. Một người đàn ông trình độ bình thường nhưng lại có rất, rất nhiều đất. Mình chột dạ nghĩ, mình trình độ cử nhân trong khi không mua nổi một miếng đất mà ông ta có quá nhiều đất? Lý do nằm ở đâu? Đơn giản có lẽ vì sự bất ngờ đó mà anh bắt đầu nghĩ và tư duy làm thế nào để có được như vậy.
Anh bắt đầu trở thành cò đất bằng việc giúp người khác mua và bán lại. Trong quá trình môi giới, anh tìm được mảnh đất đầu tiên, tất nhiên cũng phải vay mượn tiền. Giá của mảnh đất đó lên rất nhanh, tăng khoảng 16 lần so với thời điểm ban đầu vì ở thời điểm giao dịch, xung quanh chỉ có ao, hồ nhưng sau một con đường chạy qua đẩy mức giá tăng chóng mặt.
Sau lần “bén duyên” tình cờ đó đã khiến anh Hà quyết định từ bỏ con đường đi theo ngành học công tác xã hội sang lĩnh vực bất động sản. Anh cho rằng đó là nhờ sự thay đổi về tư duy đã giúp cuộc đời anh bước sang một chặng đường hoàn toàn mới.
Đến năm 2009, anh theo học một khóa học đầu tiên về bất động sản. Và đó cũng là lần đầu tiên, anh được tiếp cận các khái niệm trong bất động sản cũng như kỹ năng giao dịch, đàm phán một cách chuyên nghiệp.
Anh chia sẻ với tôi rằng, một người muốn thành công không thể nhờ vào sự ăn may mà buộc lòng phải có kiến thức. Ý thức điều đó, anh nghiên cứu về lĩnh vực bất động sản như một “nhà nghiên cứu thực thụ”.
[br/]
[br/] “Thật là may vì năm 2009, khi thị trường bất động sản gặp điểm vướng, anh có cơ hội thảo luận về chủ đề thị trường có khủng hoảng hay không. Rồi thầy trò cùng nhau bàn cách tính chuyện kinh doanh, dự báo chu kỳ cuối năm 2009 và sang năm 2010. Thời điểm cuối năm 2009 khi thị trường bắt đầu lao dốc cũng là lúc anh đã rút được toàn bộ số tiền ra khỏi thị trường và có được khoản tích lũy.
Lợi thế của việc học là trong tư tưởng của mình đã xác định được đâu là rủi ro có thể xảy ra và dự báo tương lai của thời điểm thị trường bất động sản lên hay xuống. Khi nhà nhà, người người lao vào bất động sản thì kiến thức đã giúp anh trở nên khôn ngoan hơn”.
Đến bây giờ, anh Hà luôn cho rằng, đó là một khóa học tạo bước đệm trong sự nghiệp và tư duy của chính mình. “Kẻ chiến thắng là người biết mình, biết ta”.
[br/] Trước câu hỏi đó, vị diễn giả bất động sản đã đặt ngược cho tôi một tình huống rằng: “Nếu có hồ nước rất lớn phía trước, em rơi xuống thì điều gì sẽ xảy ra. Nếu em không biết bơi, buộc phải chờ một ai đó đến cứu em. Nếu anh biết bơi trước, anh được định hình đây là chỗ nước sâu và khi ra đó phải chuẩn bị phao. Hơn nữa, anh đã tập luyện và có sức khỏe tốt, lại biết bơi thì dĩ nhiên anh vẫn có cơ hội an toàn là rất lớn. Đầu anh đã xuất hiện những cảnh báo về tình trạng nước sâu, không có phao…”
[br/] Thực tế, tất cả mọi thị trường đều có những cảnh báo như vậy nhưng nhiều người nghĩ rằng thị trường bất động sản lại sụp đổ sau một đêm. Không phải vậy! Thị trường bất động sản sụp đổ phải mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm và đều có cảnh báo rõ ràng. Ví dụ như công cụ lãi suất ngân hàng được điều chỉnh, các chỉ số thống kê của nhà nước công bố.
Nếu có thống kê thị trường bất động sản đang sụt giảm, nguồn cung quá nhiều, cầu lại ít vì bất động sản cao cấp gặp điểm nghẽn mà ta cứ lao vào, rõ ràng lại đẩy khoảng cách cung cầu gia tăng. Những người không có kiến thức thì họ vẫn cố tham gia và đương nhiên nếu may mắn chỉ thắng 1 vài trận nhưng lâu dài sẽ trắng tay. Còn người có kiến thức sẽ biết lựa chọn điểm may mắn của mình, chuẩn bị cho mình một chiến lược tốt.
[br/] “Nếu muốn nói đến từ chuyên nghiệp thì từ chính sách, người sản xuất ra sản phẩm đó và khách hàng đi mua cũng phải chuyên nghiệp. Nhiều khi chúng ta thấy những khách hàng đi mua, sử dụng những sản phẩm như dịch vụ 5 sao thì chúng ta mới thấy họ rất là chuyên nghiệp. Điều khiến họ chuyên nghiệp là nhờ việc học hỏi trên thị trường, hình thành nên một văn hóa tiêu dùng.
Thị trường được cấu thành từ bốn thành phần: quản lý dịch vụ nhà nước, người bán là chủ đầu tư, là người phát triển bất động sản, người mua là khách hàng và nhóm dịch vụ bất động sản gồm môi giới cùng các dịch vụ khác đi kèm.
Cũng như công ty của anh, để họ hiểu muốn tham gia vào thị trường bất động sản phải chuyên nghiệp thì có nghĩa chính họ phải là người chuyên nghiệp đầu tiên. Trước hết, đi theo con đường này chính họ phải trân trọng và coi đó là một nghề, như là một bác sỹ, một phi công. Không phải ngày hôm nay anh lừa dối một khách hàng rồi mai anh biến mất, không chăm sóc.
[br/] Mỗi nhân viên môi giới phải có chứng chỉ hành nghề. Họ buộc phải trải qua lớp đào tạo chuyên nghiệp, có hiểu biết về luật pháp, tâm lý khách hàng, về bất động sản. Nếu chúng ta không thay đổi để chuyên nghiệp hóa thì việc bị đào thải là dĩ nhiên. Một thị trường có giá trị vốn cao càng cần phải minh bạch hóa.
[br/] “Không hoàn toàn là thế bởi ngoài chứng chỉ môi giới, họ cần phải học thêm kỹ năng bên ngoài. Anh lấy ví dụ thế này, một người làm dịch vụ về bất động sản khôn ngoan, nhân viên môi giới giỏi gặp một khách hàng. Vị khách hàng hỏi mua một sản phẩm bất động sản, nhưng muốn đi vay ngân hàng và cần tư vấn. Vậy thì anh môi giới phải có trong tay danh sách 10 ngân hàng để biết tư vấn cho khách. Các ngân hàng cũng cần lựa chọn một khách hàng tốt, một tài sản thế chấp tốt. Như vậy, nếu anh môi giới giỏi, anh sẽ hỗ trợ được một ông khách hàng, một bên là ngân hàng.
Hay một cái nhà được dựng lên nhưng anh môi giới có thể tư vấn hỗ trợ cho khách hàng một ông thiết kế đẹp hay một kiến trúc sư xây dựng. Tất cả kỹ năng này không có chứng chỉ nào dạy mà buộc anh phải trải nghiệm bên ngoài, phải tìm hiểu thêm bên ngoài. Chứng chỉ môi giới không nói lên được 1 điều: “Anh giỏi hay không” mà chỉ là tấm vé để anh bước vào một cuộc chiến thực sự”.
[br/] “Anh rất hài lòng vì những gì mình đã đạt được. Vì sao? Vì cuộc sống này có thêm nhiều điều hay và anh luôn cảm thấy mình đủ. Điều bây giờ là mình nên làm những thứ lớn lao hơn.
Đến bây giờ, anh đang đề ra mục tiêu, Công ty Bất động sản Lộc Sơn Hà sẽ trở thành một trong 3 công ty tốt nhất về môi giới ở Việt Nam. Anh cũng đặt mục tiêu công ty trở thành nhà phát triển bất động sản hàng đầu”.
[br/] Mục tiêu của Lộc Sơn Hà có phải là mơ ước lớn nhất của anh?
Không. Ước mơ của anh không phải là bất động sản mà mơ ước xây dựng một hệ thống trường đại học ở Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM. Anh mơ ước một trường đại học dạy những kỹ năng, tư duy, cách kinh doanh và cả cách sống. Làm thế nào anh có thể cân đối được việc đầu tư kinh doanh bất động sản và chăm sóc gia đình?
Anh thần tượng những doanh nhân lớn như tỷ phú Phạm Nhật Vượng hay Trịnh Văn Quyết. Họ sở hữu rất nhiều công ty và hàng loạt các dự án khác nhau. Trong khoảng thời gian 5 năm, họ biến một doanh nghiệp trở thành một “đế chế” với rất nhiều điều tuyệt vời. Và làm sao họ làm được như vậy? Đơn giản là vì họ biết cách sắp xếp.
Thực ra quỹ thời gian có 24 tiếng và chúng ta nên biết cách sắp xếp để cho nó khoa học hơn. Ai cũng hỏi anh thời gian đâu, làm sao chăm sóc được gia đình. Có gì mà không sắp xếp được khi gia đình, những đứa con là cuộc sống của chính mình. Anh bật mí một chút, tất cả những đồ đạc trong nhà, dù là đồ nhỏ nhất như lọ hoa hay ấm chén đều cho anh lựa chọn hết.
[br/] Anh vừa nói tất cả các đồ trong gia đình đều do anh chọn hết. Vậy vợ anh có đồng ý với gu thẩm mỹ đó?
- Anh lựa chọn gì là vợ anh thích hết.
Bao lâu anh đưa vợ đi xem phim một lần?
- Thỉnh thoảng có bộ phim hay thì đưa vợ đi. Đa phần vợ chồng anh thích cùng các con đi tận hưởng không gian sống, cảnh quan thiên thiên.
Vợ anh có hỗ trợ anh trong công việc liên quan tới kinh doanh và đào tạo?
- Vợ là cánh tay phải đắc lực của anh. Cô ấy vừa quản lý một phần tài chính của công ty, vừa hỗ trợ chăm sóc khách hàng và là giảng viên dạy về phát triển kỹ năng, tư duy. Vì công việc tương đồng nên hai vợ chồng thường cùng đi công tác. Có những hôm, sáng vợ giảng thì đến chiều, chồng giảng bài. Cô ấy là một nhà tâm lý học.
Vợ anh là một nhà tâm lý và có khi nào anh cảm thấy mất tự tin khi diễn thuyết một vấn đề nào đó trước bà xã của mình?
Ồ không. Anh rất tự tin và anh cũng học về tâm lý. Và anh nghĩ mình rất giỏi về tâm lý thực hành. Vợ là một người bạn của mình, là người chia sẻ, cùng mình bước đi từ thời điểm còn hai bàn tay trắng đến thành công. Vợ anh là người rất đơn giản, không cầu kỳ. Nên cuộc sống gia đình cũng bình yên như vậy.
- Điều gì khiến ngôi nhà của anh ngập trong những sắc hoa? Phải chăng là vì… vợ anh thích?
Thực ra anh có một suy nghĩ nho nhỏ là biến nhà mình thành vườn hoa để mỗi ngày anh tặng vợ mình một bông hoa. Trước đây, trong căn hộ 8m2 chật chội, hồi đó anh thường hay đùa, sau này anh sẽ mỗi ngày tặng em một bông hoa. Lúc còn trẻ, mình hay thường mơ vì cuộc sống khó khăn nhưng giờ ổn hơn trước thì giấc mơ nên thành hiện thực.