Nhà đầu tư đòi trả lại dự án BOT, nhà nước tính sao?
Trước nguy cơ không thể hoàn vốn, một số “ông chủ” BOT rục rịch đòi trả lại dự án cho nhà nước. Đây là điều chưa có tiền lệ và chưa có luật định nên việc xử lý dứt điểm những hệ luỵ các BOT không dễ.
Còn nhớ, với lý do không được thu phí cả cầu Việt Trì cũ để hoàn vốn cho cầu Hạc Trì mới (thuộc Phú Thọ), Chủ đầu tư là Công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì. Trong đó, các đơn vị liên doanh gồm Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh - Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn (Liên danh CIENCO1 - Yên Khánh - Thái Sơn).
Ngay sau khi cầu Hạc Trì hoàn thành, Chủ đầu tư đã “ngang nhiên” đổ trụ cọc bê tông, cấm xe ô tô qua cầu Việt Trì cũ. Điều này, đã bị người dân phản đối quyết liệt. Vì thế, Bộ giao thông vận tải yêu cầu Chủ đầu tư phải dỡ bỏ trụ bê tông để xe ô tô có thể đi qua.
Trước quyết định đó, chủ đầu tư là Công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì đã “dùng dằng” doạ trả lại dự án cho nhà nước và cho rằng không đủ tiền hoàn vốn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bán lẻ cuối năm 2018: Đang trong giai đoạn thú vị
Với chính sách mở cửa cho ngành bán lẻ từ năm 2009, thị trường Việt Nam trở thành môi trường màu mỡ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Theo khảo sát người tiêu dùng của Savills tại TP.HCM năm 2017, tỷ lệ người tiêu dùng thích đến các cửa hàng tiện lợi là 17%, cao hơn rất nhiều mức 4% vào năm 2015.
Sau một thời gian phát triển khá cầm chừng, các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini tại Việt Nam đang có những chuyển biến đáng kể với sự góp mặt của khá nhiều thương hiệu trong nước lẫn quốc tế. Thực tế, cửa hàng tiện lợi không phải là nhân tố mới xuất hiện của thị trường bán lẻ Việt Nam, khi cách đây chừng 1 thập niên, đã có những chuỗi cửa hàng tiện lợi nội địa ra đời. Thế nhưng, nguyên nhân khiến mô hình này chưa thành công vào thời kỳ đầu khá đa dạng, một trong số đó là giá thành cũng như ý niệm: Liệu sự tiện lợi có đáng để bỏ tiền?
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dự án Central Point Trung Kính: Cư dân bất an vì chủ đầu tư xây dựng vượt tầng
Dự án Central Point ở 219 Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) do Công ty TNHH 19-12 Bắc Hà làm chủ đầu tư và Tổng công ty Cổ phần Địa ốc MB (MBLand Holdings) là đơn vị phát triển dự án. Dự án từng được quảng cáo là một tổ hợp bao gồm khu văn phòng, trung tâm thương mại đạt tiêu chuẩn quốc tế và căn hộ cao cấp mang lại không gian sống lý tưởng giữa lòng Hà Nội cho cư dân.
Tuy nhiên theo hồ sơ, ngày 14/1/2015, Dự án này được Sở Xây dựng Hà Nội cấp Giấy phép số 01/GPXD-SXD. Theo đó, công trình gồm 3 tòa tháp cao 29 tầng (bao gồm cả khối đế 5 tầng, tầng kỹ thuật và tum thang) và 3 tầng hầm. Thế nhưng, trong quá trình thi công xây dựng chủ đầu tư đã xây cao 30 tầng, tức vượt 1 tầng so với giấy phép xây dựng được cấp.
Liên quan đến sai phạm tại dự án trên, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ tại kết luận về quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội giai đoạn 2003 - 2016.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quy định “đá nhau” làm khó doanh nghiệp bất động sản
Hàng loạt vướng mắc khi thực hiện dự án được các doanh nghiệp bất động sản chỉ rõ trong cuộc gặp gỡ với lãnh đạo UBND TP.HCM mới đây.
Đơn cử như Công ty CP Địa ốc Phú Long. Cuối năm 2004, công ty trúng đấu giá 14 khu đất với tổng diện tích 44,5ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và sau đó xây dựng lên khu đô thị Dragon City. Tuy nhiên khi lập thủ tục xin cấp phép xây dựng, Sở Xây dựng vẫn đề nghị phải lập thủ tục chấp thuận đầu tư. Do đó, công ty đề nghị thành phố chấp thuận cho không phải làm lại thủ tục này.
Ngoài ra, Công ty CP Địa ốc Phú Long còn được UBND TP.HCM giao làm chủ đầu tư dự án ngầm hóa đường điện 220kV (đoạn từ cầu Rạch Đĩa đến trạm Nhà Bè) bằng nguồn vốn tự có. Công ty đã chuyển 160 tỷ đồng cho Trung tâm phát triển quỹ đất để đền bù nhưng gần 10 năm nay vẫn chưa giải phóng mặt bằng được để thực hiện dự án.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Người giàu tăng nhanh và cơ hội của bất động sản khu trung tâm
Theo hãng nghiên cứu Wealth-X, Việt Nam đang nằm trong top 3 quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới về số lượng người siêu giàu với tốc độ tăng 12,7%/năm. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu tìm kiếm những căn hộ siêu sang, pen-house, biệt thự trị giá hàng triệu USD sẽ càng bùng nổ trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của tòa nhà cao nhất Đông Nam Á Landmark 81 và một số siêu dự án tại trung tâm TP.HCM đã khiến thị trường căn hộ tại đây lọt vào danh sách các điểm nóng đầu tư trên bản đồ bất động sản quốc tế - theo đánh giá của rất nhiều các hãng nghiên cứu và truyền thông uy tín thế giới.