Aa

Những điểm chưa đúng với tinh thần pháp luật tại Khoản 3 điều 8 Nghị định 20

Thứ Ba, 30/07/2019 - 03:00

Theo giới luật sư và chuyên gia tài chính, một số điểm của Nghị định 20 nếu trái quy định Hiến pháp thì phải bãi bỏ và phải thay thế bằng một văn bản khác.

Kể từ khi được ban hành vào tháng 2/2017, Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết là một trong những quy định về thuế gây tranh cãi và ảnh hưởng nhiều nhất cũng như gây ra nhiều vướng mắc nhất trong việc triển khai đối với các doanh nghiệp. 

Trong đó, khoản 3, điều 8 quy định: Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế - tức 20% EBITDA. Khi đó, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế.

Đến nay, rất nhiều trường hợp đặc thù được các doanh nghiệp nêu lên nhưng phía cơ quan thuế cũng chưa đưa ra được câu trả lời cụ thể ngoài việc áp dụng đúng như nội dung của Thông tư, Nghị định. Dưới góc nhìn của giới luật sư và các chuyên gia kinh tế, khoản 3, điều 8 Nghị định 20 có nhiều lỗ hổng không nhất quán.

Chẳng hạn, LS. Trương Thanh Đức, Chủ tịch hội đồng tư vấn Công ty Luật Basico, đã chỉ ra 3 điều quy định không hợp lý và những bất cập trong việc áp dụng của Nghị định này.

Thứ nhất, trường hợp doanh nghiệp thật sự phải chi trả chi phí lãi vay cao hơn tỷ lệ khống chế nói trên, thì quy định của Nghị định là trái luật, vi phạm quyền huy động vốn từ mọi nguồn một cách hợp pháp để phục vụ nhu cầu kinh doanh.

Cụ thể là vi phạm một trong các quyền của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3, Điều 7 về “Quyền của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2014: “3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn”.

Thứ hai, quy định “tổng chi phí lãi vay” “không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần...” không phù hợp với một số doanh nghiệp, chưa tính đến yếu tố có hay không có “giao dịch liên kết”.

Vì nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu vốn, nên phải đi vay là chủ yếu; trong khi năng lực hạn chế, tài sản bảo đảm ít, không đủ sự tín nhiệm để vay với lãi suất thấp, nên phải vay với lãi suất cao của mọi đối tượng từ các tổ chức tín dụng, công ty mẹ, công ty liên kết, cho đến người lao động và các nhân, doanh nghiệp khác. Do đó, nếu “tổng chi phí lãi vay” trên 20, thậm chí 50% mà là chi phí thật, hợp lý, hợp lệ thì cũng cần phải được chấp nhận.

Thứ ba, trong mọi trường hợp, tỷ lệ 20% nói trên là nhằm đặt ra giới hạn với mục đích hạn chế tình trạng chuyển giá, dẫn đến thất thu thuế. Chẳng hạn như công ty mẹ ở nước ngoài cho công ty con ở Việt Nam vay vốn tính lãi suất quá cao, dẫn đến công ty ở Việt Nam bị giảm thu nhập, nên không phải nộp hoặc nộp thuế quá thấp.

Vì vậy, không có lý gì áp đặt đối với các công ty Việt Nam cho nhau vay vốn, kể cả đối với giao dịch liên kết, nếu như không nhằm mục đích chuyển giá, trốn, giảm nghĩa vụ nộp thuế.

Về thực chất, Nghị định 20 chủ yếu nhằm vào mục tiêu chống chuyển giá và chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt là quy định tại Điều 10 về “Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết” và Khoản 1, Điều 11 về “Các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết” của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

Khác với các giao dịch liên kết đa quốc gia, về mối quan hệ giao dịch liên kết ở trong nước giữa các doanh nghiệp với nhau, thì về cơ bản chi phí của doanh nghiệp này sẽ là thu nhập của doanh nghiệp khác và tất cả đều nộp thuế ở Việt Nam.

ếu chiếu theo mức khống chế tỷ lệ lãi vay/EBITDA là 20% như quy định, Việt Nam sẽ có 423 doanh nghiệp vượt trần 20%, tương đương gần 1% số doanh nghiệp đang hoạt động.

ếu chiếu theo mức khống chế tỷ lệ lãi vay/EBITDA là 20% như quy định, Việt Nam sẽ có 423 doanh nghiệp vượt trần 20%, tương đương gần 1% số doanh nghiệp đang hoạt động.

Do vậy, LS. Trương Thanh Đức nhấn mạnh: "Nếu các cơ quan thuế bắt bẻ các doanh nghiệp Việt Nam trong trường hợp tổng số thuế phải nộp tại Việt Nam giữa các doanh nghiệp có giao dịch liên kết không giảm đi hoặc giảm một cách không đáng kể là quá máy móc, không cần thiết, không đúng với tinh thần và mục đích quy định của pháp luật."

Cùng quan điểm, Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng Nghị định 20 còn nhiều bập cập.

Theo ông Lực, Nghị định 20 có hiệu lực từ 1/5/2017, trong khi Thông tư 41 hướng dẫn thực hiện Nghị định 20 ban hành ngày 28/2/2017, điều này là quá gấp gáp để triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, nếu chiếu theo mức khống chế tỷ lệ lãi vay/EBITDA là 20% như quy định, Việt Nam sẽ có 423 doanh nghiệp vượt trần 20%, tương đương gần 1% số doanh nghiệp đang hoạt động.

Tuy nhiên, Cơ quan thuế lại không đưa ra số liệu về tỷ lệ quy mô doanh nghiệp, vì có thể 423 doanh nghiệp này chiếm quy mô lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng số lượng, vì đa phần các doanh nghiệp vượt trần đều hoạt động theo mô hình tập đoàn, tổng công ty,...

“Điều đó cho thấy, Nghị định 20 chưa có cơ sở mang tính thuyết phục, chưa tính nhiều đến đặc thù của Việt Nam”, ông Lực nhận định.

Từ các vấn đề đó, TS. Cấn Văn Lực đã chỉ ra quá nhiều thách thức lớn nếu áp dụng Nghị định 20 mà doanh nghiệp Việt đang đau đầu.

Từ ngữ trong quy định không gọi tên đúng đối tượng

Nhiều chuyên gia trong ngành tài chính đồng tình quan điểm rằng, quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là cần thiết, tuy nhiên, cơ sở pháp lý và nội dung đang được quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ “Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết” còn những điểm chưa hợp lý.

LS. Trương Thanh Đức cho rằng, “Giao dịch liên kết” bị hạn chế quyền của cá nhân và pháp nhân, nên phải được điều chỉnh trong một đạo luật theo quy định tại khoản 2, Điều 2 về “Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự”, Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Trong khi đó, cụm từ “giao dịch liên kết” mới chỉ được giải thích trong khoản 3, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ” và Điều 5 “Các bên có quan hệ liên kết” (tương tự quy định về “người có liên quan”), Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
Ngoài ra, cụm từ “giao dịch liên kết” cũng được đề cập đến trong quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt và việc chuyển giao công nghệ.

Như vậy, việc quy định hạn chế trong “giao dịch liên kết” chỉ bảo đảm cơ sở pháp lý sau khi đã được quy định trong Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đang trình Quốc hội xem xét thông qua.

Vậy là điều kiện cần đầu tiên về phạm vi đối tượng của Nghị định 20 hiện đang không đủ cơ sở pháp lý.

Đó cũng là lý do mà TS. Bùi Thúy Vân, Trưởng Khoa Kinh tế đối ngoại, Học viện Chính sách và Phát triển (APD) cho rằng "Nghị định 20/2017/NĐ-CP tuy đã được ban hành nhưng sẽ khó giải quyết triệt để vấn đề chuyển giá.

“Kêu gọi chống chuyển giá nhưng cuối cùng doanh nghiệp FDI vẫn chuyển giá. Các chính sách cần phải điều chỉnh để chấp nhận ở một mức độ nào đó mà không thể cấm được. Khi xác định doanh nghiệp FDI vào Việt Nam hay các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, phải xác định cái được và cái mất.

Đối với doanh nghiệp FDI, vấn đề xác định công ty này có chuyển giá không là vấn đề rất khó. Khó kiểm soát giá cả đầu vào ở bên nước ngoài vì bản chất việc định giá giữa 2 nước là hoàn toàn khác nhau. Chưa kể các nước vẫn có xu hướng bảo vệ công ty của mình bởi nó mang lại lợi ích quốc gia. Thực tế để có một tổ chức chung như Interpol (tổ chức hình sự quốc tế) để kiểm soát vấn đề chuyển giá trên thế giới là điều không tưởng, bởi chuyển giá là vấn đề phức tạp, liên quan tới hệ thống kế toán. Do đó, tôi cho rằng cần xác định một hướng kiểm soát khác nhằm đảm bảo lợi ích của 2 bên: Nhà nước Việt Nam với doanh nghiệp".

Trước những bất cập của Nghị định 20 mà các chuyên gia phân tích, ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ khoản 3 điều 8 của Nghị định 20.

“Nghị định 20 là trái với quy định của luật. Nếu trái quy định Hiến pháp thì chắc chắn phải bãi bỏ và phải thay thế bằng một văn bản khác. Theo quy định thì có thể bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần, không thể nói trái luật mà không bãi bỏ được. Chúng ta sẽ trả lời thế nào nếu Chính phủ ban hành một văn bản sai luật?

Thứ hai, về phạm vi, đối tượng điều chỉnh quy định, mục đích ban đầu của Nghị định này là chống chuyển giá, chống chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, áp dụng với các giao dịch liên kết. Và theo như thông lệ quốc tế đó là xuyên biên giới, khi sửa lại Nghị định cũng cần xem lại phạm vi đối tượng áp dụng”, ông Phúc nêu ý kiến.

Về giải pháp, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) cho rằng, nên nghiên cứu lại cơ sở tính, mức khống chế lãi vay. "Việc ban hành Nghị định 20 cho thấy, chúng ta đã học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Nhưng chúng ta cần nghiên cứu kỹ hơn, cần lấy thêm ý kiến của các chuyên gia, các công ty tư vấn thuế, tài chính quốc tế, họ sẽ có kinh nghiệm để đưa ra cơ sở tính thuế, tỷ lệ khống chế… cho phù hợp".

Bên cạnh đó, bà Cúc cho rằng, chính sách thuế cần đồng bộ, bình đẳng, công bằng với mọi đối tượng. Nghị định 20 hiện nay chỉ khống chế lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, trong khi các doanh nghiệp không có giao dịch liên kết thì Luật thuế TNDN hiện nay chưa quy định mức khống chế.

Trong tương lai, Luật thuế TNDN cần sửa đổi, bổ sung quy định khống chế lãi vay đối với tất cả các DN, đảm bảo bình đẳng về thuế, chứ không chỉ áp dụng đối với giao dịch liên kết.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top