Aa

Những lỗi bố trí phòng bếp gây bất tiện

Thứ Bảy, 30/07/2016 - 06:44

Phòng bếp của mỗi gia đình là nơi nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Theo như phong thủy, nhà bếp thể hiện được sự quây quần, sum vầy của gia đình do đó nó cần được bố trí một cách hợp lý, tránh được những bất tiện.

1. Thiếu ánh sáng

Theo Akitchen, nhiều gia đình thường bố trí bếp và bàn ăn gần nhau, sử dụng nguồn đèn có một công tắc duy nhất. Muốn cho không khí bàn ăn ấm cúng hơn nên nhiều gia đình chọn đèn vàng sáng vừa phải.

Tuy nhiên, khu vực bếp cần ánh sáng mạnh để thao tác được chuẩn xác, an toàn. Nếu có thể, bạn nên bố trí đèn theo khu vực với các công tắc riêng.

2. Bếp nấu đặt cạnh bồn rửa bát

Do nhà chật hoặc chủ nhà khăng khăng muốn kê bếp hợp hướng của mình nên nhiều gia đình phạm lỗi nghiêm trọng khi bố trí bếp. Hai yếu tố nước - lửa để cạnh nhau sẽ không đảm bảo an toàn khi nấu nướng. Chủ nhà sẽ gặp nguy hiểm khi vừa rửa rau vừa bật bếp để nấu thức ăn và khó khăn khi có nhiều người cùng tham gia chuẩn bị đồ ăn.

3. Bếp nấu ở gần vị trí có nhiều gió

Đa số các gia đình dùng bếp điện, bếp gas nhưng khu vực nhiều gió có thể khiến lửa, hơi nóng bị tạt vào trong phòng. Bạn nên đặt bếp ở nơi kín đáo, có máy hút mùi hoặc thông gió trên cao.

4. Thiếu không gian làm việc khi có đông người

Thiết kế phòng bếp thường mắc sai lầm với việc mặt bằng làm việc. Nghĩa là không gian để các hoạt động ở phòng bếp diễn ra lúc bình thường và lúc có tiệc đông người liệu không gian của bếp có đáp ứng được yêu cầu.

Lúc này bạn có thể tạo không gian rộng hơn với một nhà bếp hình chữ L.

5. Cửa bếp nhìn thẳng vào WC

Dù hiện tại WC đã sạch sẽ hơn nhiều nhưng vẫn là nơi có nhiều luồng khí không tốt cho sức khỏe. Bởi vậy, bạn nên hạn chế để khu vực vệ sinh và chế biến đồ ăn nằm trên một luồng thông gió.

6. Bếp không có máy hút mùi, thông gió

Hầu hết các món ăn châu Á, trong đó có Việt Nam, có nhiều mùi nên bạn nhất thiết phải bố trí các thiết bị hút mùi. Dù phòng có cửa sổ nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể mở cửa bởi có những hôm thời tiết không thuận lợi như mưa to hay nắng gắt.

7. Quên ốp gạch bảo vệ tường bếp

Không ốp gạch tường nhà bếp là một sai lầm, bạn có thể tiết kiệm chi phí lúc đầu, Nhưng về sau, khi hơi nước, độ ẩm và hàm lượng dầu mỡ cao sẽ bám trực tiếp lên tường nhà bạn thì chi phí để vệ sinh còn tốn hơn lúc đầu.

Do đó, bạn nên ốp gạch tường để tiện cho việc vệ sinh, vì vệ sinh trên tường gạch vẫn dễ dàng hơn rất nhiều.

8. Tủ lạnh để cạnh bếp nấu, bồn rửa

Những chiếc tủ bảo quản đồ ăn thường được cắm điện hoạt động suốt ngày đêm. Bởi vậy, bạn cần bố trí tủ lạnh ở những nơi khô ráo, an toàn; tránh xa nguồn nước và nguồn nhiệt.

9. Tránh lãng phí không gian bếp

Nhiều căn bếp được ưu tiên thiết kế rất rộng gây nên sự lãng phí không cần thiết. Nên tận dụng các không gian sau cánh cửa, không gian trên nóc tủ lạnh, nóc lò vi sóng, thạm trí trên bếp để đặt những chiếc hộp đựng đồ.

Một số tủ bếp, ở phía trên hoặc phía dưới có thiết kế dài, bạn nên tận dụng làm các ngăn đựng đồ lửng (ở vị trí ngang tủ) cũng rất hợp lý./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top