Ngày 7/7 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định điều chỉnh giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành, giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
Ngay sau khi thông tin được đưa ra, hàng loạt ngân hàng đã có hành động điều chỉnh lãi suất điều hành và lãi suất cho vay.
Ngân hàng đầu tiên hưởng ứng giảm lãi suất là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) với các chương trình giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Theo đó, kể từ ngày 10/7, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp SME đã được VPBank điều chỉnh giảm từ 0,5% - 1%, tùy lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp.
- Phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh: Hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ;
- Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ngoài ra, VietinBank cũng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh, dự án khả thi, hiệu quả; DN áp dụng các sáng kiến mới vào nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank hiện đã triển khai cho vay ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp với mức lãi suất cho vay từ 5 - 7%/năm tùy theo doanh thu của doanh nghiệp.
Cũng từ ngày 8/7, LienVietPostBank điều chỉnh giảm 0,25% lãi suất cho vay đối với tất cả các kỳ hạn cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch xếp hạng AA trở lên.
Có thể thấy, thao tác giảm lãi suất cho vay ngắn hạn của tổ chức tín dụng đối với khách khách hàng một số lĩnh vực, ngành kinh tế sẽ tác động trực tiếp và hỗ trợ giảm chi phí trực tiếp nhất cho các khối doanh nghiệp liên quan. Còn ở các lãi suất điều hành, quyết định này sẽ gián tiếp hỗ trợ giảm lãi suất cho vay qua chi phí vốn của các tổ chức tín dụng.